Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Kinh doanh thành công nhờ sẵn sàng thay đổi

Trong thị trường thương mại điện tử ở Trung Quốc, chỉ những người sẵn sàng thay đổi mới có thể thành công. Liu Qiangdong – người đồng sáng lập và CEO của website 360buy.com – là một trong số những người như vậy.




Liu Qiangdong
trước, một bạn học đã hỏi anh: "Tại sao cậu luôn được điểm cao hơn bọn mình ngay cả khi bọn mình học nhiều hơn cậu?". Liu đã tự hào trả lời rằng: “Bởi vì mình tập trung tối đa khi làm việc. Nếu cậu bắt chuyện khi mình đang học, mình sẽ chẳng nghe lọt từ nào nếu cậu không hét mặt vào mình”.
Theo anh, giáo dục là một phần quan trọng trong cuộc đời mình, anh nói: “Tôi sinh ra trong một gia đình rất coi trọng học vẫn, dù nhà nghèo, nhưng cha mẹ tôi vẫn cố gắng để tôi và em gái được ăn học đầy đủ”.
Liu tốt nghiệp Đại học Nhân dân Trung Hoa chuyên ngành Nghệ thuật tự do vào năm 1996. Tuy nhiên, anh lại dành phần lớn thời gian rảnh rỗi của mình để học lập trình. Anh đã viết được một vài phần mềm và kiếm được hơn 200.000 nhân dân tệ (tương đương 21.700 euro). Liu đã sử dụng số tiền đó để mở một nhà hàng gần trường đại học.
Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm, Liu đã không trực tiếp quản lý nhà hàng. Vì vậy, lần đầu tiên bước chân vào kinh doanh của anh đã thất bại. Để gây dựng lại vốn, tìm hiểu một số kỹ năng quản lý tiên tiến và tích lũy thêm kinh nghiệm, anh đã chọn làm việc cho một công ty nước ngoài trong hai năm.
Năm 1998, anh mở công ty riêng tại khu công nghệ cao Zhongguancun ở Bắc Kinh để bán các máy ghi đĩa CD. Sau đó, Jingdong Multimedia nhanh chóng phát triển thành một chuỗi 12 cửa hàng bán linh kiện máy tính tại Bắc Kinh, Thâm Quyến, Thẩm Dương và Liêu Ninh.
Vì sự cạnh tranh khốc liệt, giá cả thị trường biến động hàng ngày. Các nhà sản xuất phải tăng giá sản phẩm, còn các nhà bán lẻ thì lại phải giảm giá để giữ chân khách hàng. Rất nhiều lần, giá giảm ngay sau khi một sản phẩm được chuyển tới tay khách hàng, điều này làm cho lợi nhuận của các nhà bán lẻ như anh sụt giảm đáng kể.
Mục tiêu của Liu là mở 200 cửa hàng vào năm 2008. Tuy nhiên, dịch SARS năm 2003 đã làm doanh thu tại các cửa hàng của anh giảm mạnh do tất cả người dân đều sợ phải ra ngoài. Anh nói: “Chúng tôi buộc phải tìm các phương án khác để quảng bá sản phẩm”. Đó chính là lúc anh nảy ra ý tưởng đưa tất cả thông tin sản phẩm lên website, điều này đã góp phần cắt giảm đáng kể chi phí hàng tồn kho và điều hành.


Năm 2005, Liu đóng tất cả các cửa hàng và tập trung hoàn toàn vào việc kinh doanh trực tuyến. Anh cùng một nhóm các kỹ thuật viên tin học đã cùng nhau nghiên cứu để phát triển công nghệ cho phép khách hàng mua sản phẩm trực tuyến trên website. Trang web đó chính là 360buy.com. Sau này, dù rất nhiều công ty cũng nhảy vào lĩnh vực thương mại điện tử với mô hình kinh doanh tương tự, thì 360buy.com vẫn là nhất.Khi được về bí mật thành công của 360buy.com, Liu đã đưa ra một câu trả lời đơn giản, đó là tập trung. Với anh, khi các hãng bán lẻ truyền thống và các nhà cung cấp nhúng chân vào kinh doanh qua mạng, họ có xu hướng coi nó như một phần phụ thêm vào chứ không phải là nguồn thu nhập chính. Còn đối với 360buy.com, thương mại điện tử là tất cả.
Năm 2005, sau khi 360buy.com chuyển sang kinh doanh trực tuyến, doanh thu của họ giảm xuống còn 30 triệu nhân dân tệ - chỉ bằng 1/3 so với năm trước. Nhưng bù lại, họ có thể cung cấp thêm nhiều mặt hàng như kính mắt, đồ trang sức, đồ chơi hay thiết bị điện tử. 360buy.com cũng luôn duy trì sự đơn giản, chỉ tập trung vào ba mục tiêu: cải thiện hệ thống thông tin, xây dựng đội ngũ nhân viên tốt và tối ưu hóa các chuỗi cung ứng.
Mô hình kinh doanh của 360buy.com dựa trên sản phẩm, giá cả và dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên, Liu nói rằng phải chú ý đến từng chi tiết thì mới có thể giữ chân được khách hàng. Anh nói: “Mô hình kinh doanh của 360buy.com chẳng có gì bí mật cả, các đối thủ của chúng tôi cũng làm y như vậy. Sự khác biệt chỉ là liệu rằng anh có thể tiếp tục cải thiện được giá cả, sản phẩm và dịch vụ hay không mà thôi”.
Mỗi ngày, anh đều dành 30% thời gian tại công ty để đọc email khách hàng nhằm giúp 360buy.com cải thiện chất lượng dịch vụ. Năm 2007, họ thu hút được 10 triệu USD đầu tư nước ngoài và doanh số bán hàng cũng tăng từ 80 triệu lên 360 triệu nhân dân tệ.
Bạn bè gọi Liu là anh chàng may mắn, vì dù chẳng biết gì nhiều về thương mại điện tử nhưng vẫn rất thành công. Còn Liu thì lại nghĩ rằng đó không phải là do may mắn. Lúc mới bắt đầu, anh cũng đã phải tích cực tìm kiếm các chuyên gia trong ngành này để học hỏi. Anh nói: “Tôi đã không thể ngủ được sau khi nói chuyện với họ, bởi vì tôi thấy mình hiểu biết quá ít”.
Nhưng dù sao thì Liu cũng rất may mắn trong vấn đề tài chính. Tháng 4/2011, 360buy.com đã nhận được 1,5 tỉ USD từ sáu quỹ đầu tư nổi tiếng, bao gồm cả Digital Sky Technology và Tiger Fund. Gần đây, anh cũng tăng mức lợi nhuận dự kiến của 360buy.com trong năm nay từ 26 tỷ nhân dân tệ trước đó lên 30 tỷ. 360buy.com đang hoạt động rất tốt, và theo iResearch Consulting Group, tốc độ tăng trưởng của thị trường mua sắm trực tuyến là 89,4% trong năm 2010, riêng 360buy.com đã tăng tới 300%.
Tổng cộng trong 6 năm qua, doanh thu hàng năm của các nhà bán lẻ trực tuyến đã tăng hơn 200%. Theo một báo cáo của iResearch vào tháng trước, 360buy.com chiếm tới 35% thị trường ở Trung Quốc, thậm chí còn nhiều hơn so với tổng thị phần của top 10 nhà bán lẻ khác.
Công ty hiện có hơn 23 triệu người dùng, hơn 45 triệu lượt xem hàng ngày và nhận được trung bình 200.000 đơn đặt hàng mỗi ngày. 360buy.com cũng tuyên bố là nhà bán lẻ trực tuyến duy nhất phá vỡ mốc doanh thu 10 tỷ nhân dân tệ ở Trung Quốc.
Tiềm năng tăng trưởng của thị trường mua sắm trực tuyến vẫn còn rất mạnh mẽ. Theo một báo cáo của Nuremberg, thị trường này tại Trung Quốc đạt doanh thu 498 tỷ nhân dân tệ trong năm 2010, tăng 96% so với năm trước. Doanh thu từ các thiết bị gia đình tăng trưởng nhanh hơn với 200% để lên khoảng 80 tỷ nhân dân tệ. Liu cho biết anh hy vọng công ty sẽ trở thành một trong năm doanh nghiệp thương mại điện tử lớn nhất thế giới, sánh ngang với Amazon.com.
Tuy nhiên, 360buy.com cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Vì đang phát triển rất nhanh, nên số lượng nhân viên tại đây cũng tăng rất “ngoạn mục” từ 30 người năm 2004 lên 12.000 người năm 2011. Theo yêu cầu của một đối tác đầu tư, Liu đã phải thuê các quản lý cấp cao vào năm 2007. Thế nhưng anh lại luôn cảm thấy lo lắng về quyết định của mình và không sẵn sàng trả lương cao cho những người này.



Mục tiêu của Liu là mở 200 cửa hàng vào năm 2008.
Ngay cả bây giờ, tiền lương cho đội ngũ quản lý cấp cao của 360buy.com vẫn thấp hơn mức bình quân ngành. Liu từ chối tiết lộ mức lương cụ thể, nhưng ở Bắc Kinh, một người ở vị trí tương đương có thể kiếm được 300.000 - 500.000 nhân dân tệ mỗi năm. Không đánh vào tiền lương, nhưng Liu lại có cách giữ chân nhân viên kiểu khác, rằng khi đã làm việc tại 360buy.com ít nhất một năm, nhân viên đó sẽ có quyền chọn cổ phiếu.Với tình hình hiện tại, duy trì được vị trí số một sẽ là rất khó khăn với 360buy.com.. Vì họ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà bán lẻ thiết bị điện truyền thống, chẳng hạn như Gome và Suning.
Năm ngoái, ông Sun Weimin - Phó chủ tịch của Suning - đã cho biết Suning đặt mục tiêu chiếm hơn 20% thị phần thiết bị gia dụng Trung Quốc vào năm 2013 và trở thành website thương mại cho người tiêu dùng lớn nhất trong lĩnh vực gia dụng ở Trung Quốc.
Còn ông Wang Junzhou - Chủ tịch của Gome – cũng không giấu diếm tham vọng tương tự khi nói rằng ông hy vọng công ty sẽ trở thành nhà cung cấp thiết bị gia đình trực tuyến lớn nhất Trung Quốc.
Khi được hỏi về ý kiến ​​của mình về các trận chiến sắp tới, Liu nói: “360buy.com tự tin sẽ giành chiến thắng trên chiến trường này. Đây là một lĩnh vực rộng lớn và vì thế, người ta không thể chiến đấu một mình được”.




SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo VNEXPRESS)

Kinh doanh thành công nhờ sẵn sàng thay đổi

Trong thị trường thương mại điện tử ở Trung Quốc, chỉ những người sẵn sàng thay đổi mới có thể thành công. Liu Qiangdong – người đồng sáng lập và CEO của website 360buy.com – là một trong số những người như vậy.




Liu Qiangdong
trước, một bạn học đã hỏi anh: "Tại sao cậu luôn được điểm cao hơn bọn mình ngay cả khi bọn mình học nhiều hơn cậu?". Liu đã tự hào trả lời rằng: “Bởi vì mình tập trung tối đa khi làm việc. Nếu cậu bắt chuyện khi mình đang học, mình sẽ chẳng nghe lọt từ nào nếu cậu không hét mặt vào mình”.
Theo anh, giáo dục là một phần quan trọng trong cuộc đời mình, anh nói: “Tôi sinh ra trong một gia đình rất coi trọng học vẫn, dù nhà nghèo, nhưng cha mẹ tôi vẫn cố gắng để tôi và em gái được ăn học đầy đủ”.
Liu tốt nghiệp Đại học Nhân dân Trung Hoa chuyên ngành Nghệ thuật tự do vào năm 1996. Tuy nhiên, anh lại dành phần lớn thời gian rảnh rỗi của mình để học lập trình. Anh đã viết được một vài phần mềm và kiếm được hơn 200.000 nhân dân tệ (tương đương 21.700 euro). Liu đã sử dụng số tiền đó để mở một nhà hàng gần trường đại học.
Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm, Liu đã không trực tiếp quản lý nhà hàng. Vì vậy, lần đầu tiên bước chân vào kinh doanh của anh đã thất bại. Để gây dựng lại vốn, tìm hiểu một số kỹ năng quản lý tiên tiến và tích lũy thêm kinh nghiệm, anh đã chọn làm việc cho một công ty nước ngoài trong hai năm.
Năm 1998, anh mở công ty riêng tại khu công nghệ cao Zhongguancun ở Bắc Kinh để bán các máy ghi đĩa CD. Sau đó, Jingdong Multimedia nhanh chóng phát triển thành một chuỗi 12 cửa hàng bán linh kiện máy tính tại Bắc Kinh, Thâm Quyến, Thẩm Dương và Liêu Ninh.
Vì sự cạnh tranh khốc liệt, giá cả thị trường biến động hàng ngày. Các nhà sản xuất phải tăng giá sản phẩm, còn các nhà bán lẻ thì lại phải giảm giá để giữ chân khách hàng. Rất nhiều lần, giá giảm ngay sau khi một sản phẩm được chuyển tới tay khách hàng, điều này làm cho lợi nhuận của các nhà bán lẻ như anh sụt giảm đáng kể.
Mục tiêu của Liu là mở 200 cửa hàng vào năm 2008. Tuy nhiên, dịch SARS năm 2003 đã làm doanh thu tại các cửa hàng của anh giảm mạnh do tất cả người dân đều sợ phải ra ngoài. Anh nói: “Chúng tôi buộc phải tìm các phương án khác để quảng bá sản phẩm”. Đó chính là lúc anh nảy ra ý tưởng đưa tất cả thông tin sản phẩm lên website, điều này đã góp phần cắt giảm đáng kể chi phí hàng tồn kho và điều hành.


Năm 2005, Liu đóng tất cả các cửa hàng và tập trung hoàn toàn vào việc kinh doanh trực tuyến. Anh cùng một nhóm các kỹ thuật viên tin học đã cùng nhau nghiên cứu để phát triển công nghệ cho phép khách hàng mua sản phẩm trực tuyến trên website. Trang web đó chính là 360buy.com. Sau này, dù rất nhiều công ty cũng nhảy vào lĩnh vực thương mại điện tử với mô hình kinh doanh tương tự, thì 360buy.com vẫn là nhất.Khi được về bí mật thành công của 360buy.com, Liu đã đưa ra một câu trả lời đơn giản, đó là tập trung. Với anh, khi các hãng bán lẻ truyền thống và các nhà cung cấp nhúng chân vào kinh doanh qua mạng, họ có xu hướng coi nó như một phần phụ thêm vào chứ không phải là nguồn thu nhập chính. Còn đối với 360buy.com, thương mại điện tử là tất cả.
Năm 2005, sau khi 360buy.com chuyển sang kinh doanh trực tuyến, doanh thu của họ giảm xuống còn 30 triệu nhân dân tệ - chỉ bằng 1/3 so với năm trước. Nhưng bù lại, họ có thể cung cấp thêm nhiều mặt hàng như kính mắt, đồ trang sức, đồ chơi hay thiết bị điện tử. 360buy.com cũng luôn duy trì sự đơn giản, chỉ tập trung vào ba mục tiêu: cải thiện hệ thống thông tin, xây dựng đội ngũ nhân viên tốt và tối ưu hóa các chuỗi cung ứng.
Mô hình kinh doanh của 360buy.com dựa trên sản phẩm, giá cả và dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên, Liu nói rằng phải chú ý đến từng chi tiết thì mới có thể giữ chân được khách hàng. Anh nói: “Mô hình kinh doanh của 360buy.com chẳng có gì bí mật cả, các đối thủ của chúng tôi cũng làm y như vậy. Sự khác biệt chỉ là liệu rằng anh có thể tiếp tục cải thiện được giá cả, sản phẩm và dịch vụ hay không mà thôi”.
Mỗi ngày, anh đều dành 30% thời gian tại công ty để đọc email khách hàng nhằm giúp 360buy.com cải thiện chất lượng dịch vụ. Năm 2007, họ thu hút được 10 triệu USD đầu tư nước ngoài và doanh số bán hàng cũng tăng từ 80 triệu lên 360 triệu nhân dân tệ.
Bạn bè gọi Liu là anh chàng may mắn, vì dù chẳng biết gì nhiều về thương mại điện tử nhưng vẫn rất thành công. Còn Liu thì lại nghĩ rằng đó không phải là do may mắn. Lúc mới bắt đầu, anh cũng đã phải tích cực tìm kiếm các chuyên gia trong ngành này để học hỏi. Anh nói: “Tôi đã không thể ngủ được sau khi nói chuyện với họ, bởi vì tôi thấy mình hiểu biết quá ít”.
Nhưng dù sao thì Liu cũng rất may mắn trong vấn đề tài chính. Tháng 4/2011, 360buy.com đã nhận được 1,5 tỉ USD từ sáu quỹ đầu tư nổi tiếng, bao gồm cả Digital Sky Technology và Tiger Fund. Gần đây, anh cũng tăng mức lợi nhuận dự kiến của 360buy.com trong năm nay từ 26 tỷ nhân dân tệ trước đó lên 30 tỷ. 360buy.com đang hoạt động rất tốt, và theo iResearch Consulting Group, tốc độ tăng trưởng của thị trường mua sắm trực tuyến là 89,4% trong năm 2010, riêng 360buy.com đã tăng tới 300%.
Tổng cộng trong 6 năm qua, doanh thu hàng năm của các nhà bán lẻ trực tuyến đã tăng hơn 200%. Theo một báo cáo của iResearch vào tháng trước, 360buy.com chiếm tới 35% thị trường ở Trung Quốc, thậm chí còn nhiều hơn so với tổng thị phần của top 10 nhà bán lẻ khác.
Công ty hiện có hơn 23 triệu người dùng, hơn 45 triệu lượt xem hàng ngày và nhận được trung bình 200.000 đơn đặt hàng mỗi ngày. 360buy.com cũng tuyên bố là nhà bán lẻ trực tuyến duy nhất phá vỡ mốc doanh thu 10 tỷ nhân dân tệ ở Trung Quốc.
Tiềm năng tăng trưởng của thị trường mua sắm trực tuyến vẫn còn rất mạnh mẽ. Theo một báo cáo của Nuremberg, thị trường này tại Trung Quốc đạt doanh thu 498 tỷ nhân dân tệ trong năm 2010, tăng 96% so với năm trước. Doanh thu từ các thiết bị gia đình tăng trưởng nhanh hơn với 200% để lên khoảng 80 tỷ nhân dân tệ. Liu cho biết anh hy vọng công ty sẽ trở thành một trong năm doanh nghiệp thương mại điện tử lớn nhất thế giới, sánh ngang với Amazon.com.
Tuy nhiên, 360buy.com cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Vì đang phát triển rất nhanh, nên số lượng nhân viên tại đây cũng tăng rất “ngoạn mục” từ 30 người năm 2004 lên 12.000 người năm 2011. Theo yêu cầu của một đối tác đầu tư, Liu đã phải thuê các quản lý cấp cao vào năm 2007. Thế nhưng anh lại luôn cảm thấy lo lắng về quyết định của mình và không sẵn sàng trả lương cao cho những người này.



Mục tiêu của Liu là mở 200 cửa hàng vào năm 2008.
Ngay cả bây giờ, tiền lương cho đội ngũ quản lý cấp cao của 360buy.com vẫn thấp hơn mức bình quân ngành. Liu từ chối tiết lộ mức lương cụ thể, nhưng ở Bắc Kinh, một người ở vị trí tương đương có thể kiếm được 300.000 - 500.000 nhân dân tệ mỗi năm. Không đánh vào tiền lương, nhưng Liu lại có cách giữ chân nhân viên kiểu khác, rằng khi đã làm việc tại 360buy.com ít nhất một năm, nhân viên đó sẽ có quyền chọn cổ phiếu.Với tình hình hiện tại, duy trì được vị trí số một sẽ là rất khó khăn với 360buy.com.. Vì họ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà bán lẻ thiết bị điện truyền thống, chẳng hạn như Gome và Suning.
Năm ngoái, ông Sun Weimin - Phó chủ tịch của Suning - đã cho biết Suning đặt mục tiêu chiếm hơn 20% thị phần thiết bị gia dụng Trung Quốc vào năm 2013 và trở thành website thương mại cho người tiêu dùng lớn nhất trong lĩnh vực gia dụng ở Trung Quốc.
Còn ông Wang Junzhou - Chủ tịch của Gome – cũng không giấu diếm tham vọng tương tự khi nói rằng ông hy vọng công ty sẽ trở thành nhà cung cấp thiết bị gia đình trực tuyến lớn nhất Trung Quốc.
Khi được hỏi về ý kiến ​​của mình về các trận chiến sắp tới, Liu nói: “360buy.com tự tin sẽ giành chiến thắng trên chiến trường này. Đây là một lĩnh vực rộng lớn và vì thế, người ta không thể chiến đấu một mình được”.




SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo VNEXPRESS)

8X Mỹ làm giàu như thế nào?

18 tuổi, Ben Casnocha, chàng trai có nick name "Big Ben", đã trở thành một ông chủ. Một ngày của Ben lúc nào cũng bận rộn. Sáng, Ben đến thung lũng Silicon làm việc với tư cách "ông chủ", điều hành công ty. Buổi chiều, Ben lại cắp sách tới trường như một học sinh bình thường.






Bắt đầu từ một dự án nhỏ khi còn đang học tại một trường tư thục tại San Francisco, Casnocha đã tạo dựng cho riêng mình một công ty phát triển cực mạnh mang tên Comcate - một công ty chuyên kinh doanh các phần mềm phục vụ cho chính quyền ở các địa phương. Ben kinh doanh rất thành công. Thu nhập bình quân hằng năm của Comcate lên tới 750.000 USD. Và tính đến nay, trên 50 khách hàng từ nhiều thành phố lớn nhỏ thuộc nhiều bang nước Mỹ đã và đang sử dụng dịch vụ của Comcate.Tất nhiên, Ben Casnocha không phải trường hợp duy nhất ở Mỹ. Trong bài viết "Ai đang thay đổi ngành kinh doanh nước Mỹ" đăng trên Tạp chí Young Wealth vừa qua, tác giả Jon Swarz đã đề cập tới 15 doanh nghiệp trẻ tiêu biểu. Tất cả đều bắt đầu sự nghiệp từ khi còn rất trẻ, khi đang còn ở tuổi teen. Và tất nhiên, tất cả đều rất thành công.
Dù ở bất cứ đâu, giới trẻ cũng luôn luôn muốn chứng tỏ mình. Vì khát vọng tự khẳng định ấy, họ sẵn sàng bước vào thương trường, sẵn sàng cạnh tranh với các "đại gia", dù nhiều khi tài sản khởi nghiệp họ có trong tay chỉ là con số 0. Điều đáng nói là con số những người trẻ ấy luôn tăng với cấp số nhân theo thời gian. Theo số liệu thống kê của Brian Headd, một chuyên gia kinh tế tại văn phòng luật sư tài chính Mỹ, chỉ trong vòng 5 năm, con số tiểu chủ (ông chủ dưới 21 tuổi) ở Mỹ đã tăng lên gần 50.000 người.
Cùng với sự phát triển của CNTT và Internet, những người trẻ có nhiều hơn cơ hội tiếp cận công việc kinh doanh. Chỉ cần một số vốn nho nhỏ, bất kì ai có "máu" làm ăn đều có thể biến ước mơ thành hiện thực.
Lời khuyên từ những 8X thành công
Graham Bensinger, xuất thân từ vùng Ladue (Missouri) là một phóng viên thể thao của ESPN. Graham có thể coi là một kiểu mẫu thành công ngay từ khi còn trẻ. Chưa đầy 20 tuổi, Graham đã có riêng một show hàng tuần về thể thao trên ESPN, và một vị trí khá vững trên ESPN.com. Theo Graham, làm việc hết mình chính là chìa khóa để dẫn tới thành công. "Mọi người đều có ước mơ. Chỉ khác là có ước mơ trở thành hiện thực. Còn có ước mơ mãi mãi chỉ là mơ ước", Graham chia sẻ.
Cũng sớm thành công như Graham, Robin Liss, 22 tuổi, cũng được coi là một gương mặt thành công tiêu biểu của 8X Mỹ. Vừa qua tuổi trưởng thành, Robin đã trở thành CEO của Camcorderinfor.com - một website thu hút hàng trăm nghìn người truy cập. Cô cũng được biết đến như là cố vấn của CNN.
Mặc dù vậy, Robin Liss vẫn hết sức khiêm tốn. Cô tâm sự, "không bao giờ tôi tự coi mình là một chuyên gia. Tôi luôn luôn học hỏi và cố gắng tìm ra những cách giải quyết tốt nhất khi làm bất cứ công việc nào". Theo Robin, sự liều lĩnh và kinh nghiệm chính là chìa khóa của thành công trong kinh doanh.




SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo VTC News)

8X Mỹ làm giàu như thế nào?

18 tuổi, Ben Casnocha, chàng trai có nick name "Big Ben", đã trở thành một ông chủ. Một ngày của Ben lúc nào cũng bận rộn. Sáng, Ben đến thung lũng Silicon làm việc với tư cách "ông chủ", điều hành công ty. Buổi chiều, Ben lại cắp sách tới trường như một học sinh bình thường.






Bắt đầu từ một dự án nhỏ khi còn đang học tại một trường tư thục tại San Francisco, Casnocha đã tạo dựng cho riêng mình một công ty phát triển cực mạnh mang tên Comcate - một công ty chuyên kinh doanh các phần mềm phục vụ cho chính quyền ở các địa phương. Ben kinh doanh rất thành công. Thu nhập bình quân hằng năm của Comcate lên tới 750.000 USD. Và tính đến nay, trên 50 khách hàng từ nhiều thành phố lớn nhỏ thuộc nhiều bang nước Mỹ đã và đang sử dụng dịch vụ của Comcate.Tất nhiên, Ben Casnocha không phải trường hợp duy nhất ở Mỹ. Trong bài viết "Ai đang thay đổi ngành kinh doanh nước Mỹ" đăng trên Tạp chí Young Wealth vừa qua, tác giả Jon Swarz đã đề cập tới 15 doanh nghiệp trẻ tiêu biểu. Tất cả đều bắt đầu sự nghiệp từ khi còn rất trẻ, khi đang còn ở tuổi teen. Và tất nhiên, tất cả đều rất thành công.
Dù ở bất cứ đâu, giới trẻ cũng luôn luôn muốn chứng tỏ mình. Vì khát vọng tự khẳng định ấy, họ sẵn sàng bước vào thương trường, sẵn sàng cạnh tranh với các "đại gia", dù nhiều khi tài sản khởi nghiệp họ có trong tay chỉ là con số 0. Điều đáng nói là con số những người trẻ ấy luôn tăng với cấp số nhân theo thời gian. Theo số liệu thống kê của Brian Headd, một chuyên gia kinh tế tại văn phòng luật sư tài chính Mỹ, chỉ trong vòng 5 năm, con số tiểu chủ (ông chủ dưới 21 tuổi) ở Mỹ đã tăng lên gần 50.000 người.
Cùng với sự phát triển của CNTT và Internet, những người trẻ có nhiều hơn cơ hội tiếp cận công việc kinh doanh. Chỉ cần một số vốn nho nhỏ, bất kì ai có "máu" làm ăn đều có thể biến ước mơ thành hiện thực.
Lời khuyên từ những 8X thành công
Graham Bensinger, xuất thân từ vùng Ladue (Missouri) là một phóng viên thể thao của ESPN. Graham có thể coi là một kiểu mẫu thành công ngay từ khi còn trẻ. Chưa đầy 20 tuổi, Graham đã có riêng một show hàng tuần về thể thao trên ESPN, và một vị trí khá vững trên ESPN.com. Theo Graham, làm việc hết mình chính là chìa khóa để dẫn tới thành công. "Mọi người đều có ước mơ. Chỉ khác là có ước mơ trở thành hiện thực. Còn có ước mơ mãi mãi chỉ là mơ ước", Graham chia sẻ.
Cũng sớm thành công như Graham, Robin Liss, 22 tuổi, cũng được coi là một gương mặt thành công tiêu biểu của 8X Mỹ. Vừa qua tuổi trưởng thành, Robin đã trở thành CEO của Camcorderinfor.com - một website thu hút hàng trăm nghìn người truy cập. Cô cũng được biết đến như là cố vấn của CNN.
Mặc dù vậy, Robin Liss vẫn hết sức khiêm tốn. Cô tâm sự, "không bao giờ tôi tự coi mình là một chuyên gia. Tôi luôn luôn học hỏi và cố gắng tìm ra những cách giải quyết tốt nhất khi làm bất cứ công việc nào". Theo Robin, sự liều lĩnh và kinh nghiệm chính là chìa khóa của thành công trong kinh doanh.




SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo VTC News)

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

3 lần vượt vũ môn...

Một doanh nghiệp thành công trong 10 năm đầu tiên thường phải vượt ba vũ môn quan trọng. Và thực tế là không phải ai cũng làm được. 


Vũ môn đầu tiên: “Ăn chay nằm đất!”

Nghiên cứu trên thế giới cho thấy chỉ có 20% doanh nghiệp tồn tại sau hai năm đầu tiên. Thách thức lớn nhất trong giai đoạn này là tài chính. Doanh nghiệp mới thành lập khó kêu gọi góp vốn. Ngân hàng thường không cho những doanh nghiệp mới toanh vay tiền, rủ người khác góp vốn cũng dễ bị từ chối vì chưa đủ sự tin cậy.

Đối với những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng quan tâm đến việc đầu tư xây dựng hệ thống phân phối và thương hiệu một cách bài bản, vấn đề tài chính càng trở nên khó khăn hơn. Thậm chí doanh nghiệp có thể bị phá sản trước khi cây bắt đầu ra hoa kết trái.

Thiếu hụt về tài chính sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tuyển dụng người giỏi phải trả lương cao. Không phải lúc nào cũng có thể bắt đầu với những người phải trả lương cao nên trong giai đoạn này doanh nghiệp buộc phải sử dụng nhân sự trẻ nhưng nhiệt tình, năng động với mức lương thấp.

Chi phí sản xuất cao cũng sẽ là gánh nặng đối với những doanh nghiệp sản xuất. Sản phẩm đưa ra thị trường đòi hỏi không chỉ chất lượng cao mà còn giá cạnh tranh. Mà muốn có giá cạnh tranh thì phải có quy mô sản xuất đủ lớn.

Để vượt qua vũ môn này, những người sáng lập và điều hành doanh nghiệp cần lưu ý:

Đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị cho hai năm “ăn chay nằm đất”. Bạn sẽ phải loại bỏ hết những chi phí chưa quan trọng như văn phòng rộng rãi, thư ký lịch lãm, xe hơi đời mới… Và bạn sẽ phải tự tay làm hoặc tham gia hầu hết các công việc liên quan, từ sản xuất cho đến tiếp thị, phân phối, quản trị... Và muốn thế, bạn sẽ phải có kinh nghiệm - để giảm thiểu được rủi ro theo kiểu “thử sai đúng” khi khởi nghiệp. Vì lúc này, không có cơ hội lần thứ hai cho quyết định sai lần thứ nhất.

Nên tìm kiếm những người đồng sáng lập với những kỹ năng nổi trội mà mình không mạnh. Hơn thế nữa, những người này phải có cùng tầm nhìn, cùng chia sẻ những giá trị kinh doanh và triết lý sống. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng “nửa đường gãy gánh”. Thực tế có không ít trường hợp khi khởi nghiệp khó khăn thì không sao nhưng đến lúc chớm có thành công thì nội bộ của những người đồng sáng lập bắt đầu lục đục - từ chuyện tiền bạc, công cán “tôi nhiều, anh ít”…

Nhiều người sáng lập cũng không hẳn là hay, dễ dẫn đến tình trạng “lắm thầy thối ma, lắm cha khó lấy chồng”. Và do vậy, nhất thiết bạn phải chiêu dụ được những người cộng sự không chỉ giỏi (tất nhiên với giá mềm) mà còn phải “máu lửa”. Và khi bạn vượt qua được vũ môn rồi, thì nhớ đừng quên công của họ.

Cốt lõi nhất để vượt qua vũ môn này là tìm được nhu cầu của thị trường mà chưa có ai khai phá. Tất nhiên sẽ có nhiều rủi ro nhưng cơ hội thành công và sự tưởng thưởng chắc chắn sẽ rất lớn.

Vũ môn thứ 2: Đừng “có mới nới cũ”!

Khi đã bắt đầu “ăn nên làm ra”, doanh nghiệp thường có sự gia tăng về quy mô nhân sự, mở rộng một số ngành hàng sản xuất. Doanh nghiệp thường sẽ áp dụng hệ thống quản lý tích hợp ERP trong giai đoạn này để có thể quản trị ở quy mô lớn. Việc áp dụng hệ thống quản lý mới đòi hỏi người tham gia phải có những năng lực quản trị mới.

Giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động tài chính từ các cổ đông khi tiến hành cổ phần hóa, trở thành công ty đại chúng. Sự mở rộng cổ đông giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn về tài chính nhưng cũng tạo ra những phức tạp mới trong quản trị.

Thách thức lớn nhất trong giai đoạn này là phải kết hợp được những nhân sự cũ và mới. Có một số người tham gia từ ngày đầu đã có nhiều đóng góp to lớn cho công ty, nhưng nếu tiếp tục giữ vị trí lãnh đạo thì công ty không thể phát triển nhanh (do kinh nghiệm quản lý ở quy mô nhỏ). Việc mời gọi các nhân sự mới tham gia quản trị công ty sẽ tạo ra xung đột lợi ích giữa nhóm nhân sự mới và cũ.

Bài học để vượt qua thách thức của giai đoạn này là phải xây dựng được các giá trị văn hóa cốt lõi để kết nối những người làm việc tại công ty. Ban lãnh đạo công ty cần xác định đâu là những giá trị để giúp công ty phát triển bền vững hướng đến sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở những giá trị văn hóa này, các chương trình huấn luyện đặc biệt sẽ được thiết kế giúp người cũ và người mới có thể nói chuyện với nhau thẳng thắn về tương lai cá nhân và tương lai công ty.

Các chương trình huấn luyện sẽ giúp mọi người thấy được những giá trị mà công ty theo đuổi phù hợp như thế nào với giá trị của cá nhân để lựa chọn đi hay ở. Các giải pháp đưa ra cho mọi người sẽ rất đa dạng và được trao đổi chân tình. Người cũ có thể lựa chọn đi học thêm để phát triển với sự tài trợ của công ty, hoặc có thể tiếp tục làm cho sếp mới, hoặc chuyển sang bộ phận khác để học cái mới…

Vũ môn thứ 3: Đi tiếp hay mở rộng?

Doanh nghiệp phát triển sau nhiều năm thường có nhu cầu mở rộng các lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh khác. Mô hình phát triển của các tập đoàn đa ngành ở châu Á có doanh thu hàng tỉ đô la Mỹ thường đi theo hướng này. Vấn đề đặt ra là nguyên tắc nào có thể giúp doanh nghiệp đa dạng hóa ngành nghề thành công?

Chúng tôi đưa ra nguyên tắc ba vòng tròn để làm cơ sở quyết định mở rộng. Ba vòng tròn là Say mê-Khả năng- Hiệu quả. Một quyết định mở rộng chỉ được thông qua khi đáp ứng cả ba yếu tố: chúng ta có thực sự say mê lĩnh vực kinh doanh này? Lĩnh vực này có phù hợp với khả năng của chúng ta? Và việc đầu tư vào lĩnh vực này có thể mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp? Kinh nghiệm thành công và thất bại của ICP trong việc mở rộng các ngành nghề sản xuất kinh doanh đã kiểm chứng tính đúng đắn của nguyên tắc ba vòng tròn.

Nhiều quyết định mở rộng ngành nghề mới lúc này rất dễ thất bại vì lúc đó bạn đang “say mê chiến thắng” và luôn nghĩ rằng “chuyện này, chuyện nhỏ”! Hơn nữa, đến lúc “rủng rỉnh” tiền bạc (từ các nhà đầu tư hoặc từ cổ đông công chúng), bạn dễ “vung tay quá trán”, xa rời hoạt động kinh doanh chính và bắt đầu lơ là, thiếu kiểm soát. Nhiều khi có nhiều nguồn lực chưa hẳn là tốt!




SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Vneconomic)

3 lần vượt vũ môn...

Một doanh nghiệp thành công trong 10 năm đầu tiên thường phải vượt ba vũ môn quan trọng. Và thực tế là không phải ai cũng làm được. 


Vũ môn đầu tiên: “Ăn chay nằm đất!”

Nghiên cứu trên thế giới cho thấy chỉ có 20% doanh nghiệp tồn tại sau hai năm đầu tiên. Thách thức lớn nhất trong giai đoạn này là tài chính. Doanh nghiệp mới thành lập khó kêu gọi góp vốn. Ngân hàng thường không cho những doanh nghiệp mới toanh vay tiền, rủ người khác góp vốn cũng dễ bị từ chối vì chưa đủ sự tin cậy.

Đối với những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng quan tâm đến việc đầu tư xây dựng hệ thống phân phối và thương hiệu một cách bài bản, vấn đề tài chính càng trở nên khó khăn hơn. Thậm chí doanh nghiệp có thể bị phá sản trước khi cây bắt đầu ra hoa kết trái.

Thiếu hụt về tài chính sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tuyển dụng người giỏi phải trả lương cao. Không phải lúc nào cũng có thể bắt đầu với những người phải trả lương cao nên trong giai đoạn này doanh nghiệp buộc phải sử dụng nhân sự trẻ nhưng nhiệt tình, năng động với mức lương thấp.

Chi phí sản xuất cao cũng sẽ là gánh nặng đối với những doanh nghiệp sản xuất. Sản phẩm đưa ra thị trường đòi hỏi không chỉ chất lượng cao mà còn giá cạnh tranh. Mà muốn có giá cạnh tranh thì phải có quy mô sản xuất đủ lớn.

Để vượt qua vũ môn này, những người sáng lập và điều hành doanh nghiệp cần lưu ý:

Đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị cho hai năm “ăn chay nằm đất”. Bạn sẽ phải loại bỏ hết những chi phí chưa quan trọng như văn phòng rộng rãi, thư ký lịch lãm, xe hơi đời mới… Và bạn sẽ phải tự tay làm hoặc tham gia hầu hết các công việc liên quan, từ sản xuất cho đến tiếp thị, phân phối, quản trị... Và muốn thế, bạn sẽ phải có kinh nghiệm - để giảm thiểu được rủi ro theo kiểu “thử sai đúng” khi khởi nghiệp. Vì lúc này, không có cơ hội lần thứ hai cho quyết định sai lần thứ nhất.

Nên tìm kiếm những người đồng sáng lập với những kỹ năng nổi trội mà mình không mạnh. Hơn thế nữa, những người này phải có cùng tầm nhìn, cùng chia sẻ những giá trị kinh doanh và triết lý sống. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng “nửa đường gãy gánh”. Thực tế có không ít trường hợp khi khởi nghiệp khó khăn thì không sao nhưng đến lúc chớm có thành công thì nội bộ của những người đồng sáng lập bắt đầu lục đục - từ chuyện tiền bạc, công cán “tôi nhiều, anh ít”…

Nhiều người sáng lập cũng không hẳn là hay, dễ dẫn đến tình trạng “lắm thầy thối ma, lắm cha khó lấy chồng”. Và do vậy, nhất thiết bạn phải chiêu dụ được những người cộng sự không chỉ giỏi (tất nhiên với giá mềm) mà còn phải “máu lửa”. Và khi bạn vượt qua được vũ môn rồi, thì nhớ đừng quên công của họ.

Cốt lõi nhất để vượt qua vũ môn này là tìm được nhu cầu của thị trường mà chưa có ai khai phá. Tất nhiên sẽ có nhiều rủi ro nhưng cơ hội thành công và sự tưởng thưởng chắc chắn sẽ rất lớn.

Vũ môn thứ 2: Đừng “có mới nới cũ”!

Khi đã bắt đầu “ăn nên làm ra”, doanh nghiệp thường có sự gia tăng về quy mô nhân sự, mở rộng một số ngành hàng sản xuất. Doanh nghiệp thường sẽ áp dụng hệ thống quản lý tích hợp ERP trong giai đoạn này để có thể quản trị ở quy mô lớn. Việc áp dụng hệ thống quản lý mới đòi hỏi người tham gia phải có những năng lực quản trị mới.

Giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động tài chính từ các cổ đông khi tiến hành cổ phần hóa, trở thành công ty đại chúng. Sự mở rộng cổ đông giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn về tài chính nhưng cũng tạo ra những phức tạp mới trong quản trị.

Thách thức lớn nhất trong giai đoạn này là phải kết hợp được những nhân sự cũ và mới. Có một số người tham gia từ ngày đầu đã có nhiều đóng góp to lớn cho công ty, nhưng nếu tiếp tục giữ vị trí lãnh đạo thì công ty không thể phát triển nhanh (do kinh nghiệm quản lý ở quy mô nhỏ). Việc mời gọi các nhân sự mới tham gia quản trị công ty sẽ tạo ra xung đột lợi ích giữa nhóm nhân sự mới và cũ.

Bài học để vượt qua thách thức của giai đoạn này là phải xây dựng được các giá trị văn hóa cốt lõi để kết nối những người làm việc tại công ty. Ban lãnh đạo công ty cần xác định đâu là những giá trị để giúp công ty phát triển bền vững hướng đến sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở những giá trị văn hóa này, các chương trình huấn luyện đặc biệt sẽ được thiết kế giúp người cũ và người mới có thể nói chuyện với nhau thẳng thắn về tương lai cá nhân và tương lai công ty.

Các chương trình huấn luyện sẽ giúp mọi người thấy được những giá trị mà công ty theo đuổi phù hợp như thế nào với giá trị của cá nhân để lựa chọn đi hay ở. Các giải pháp đưa ra cho mọi người sẽ rất đa dạng và được trao đổi chân tình. Người cũ có thể lựa chọn đi học thêm để phát triển với sự tài trợ của công ty, hoặc có thể tiếp tục làm cho sếp mới, hoặc chuyển sang bộ phận khác để học cái mới…

Vũ môn thứ 3: Đi tiếp hay mở rộng?

Doanh nghiệp phát triển sau nhiều năm thường có nhu cầu mở rộng các lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh khác. Mô hình phát triển của các tập đoàn đa ngành ở châu Á có doanh thu hàng tỉ đô la Mỹ thường đi theo hướng này. Vấn đề đặt ra là nguyên tắc nào có thể giúp doanh nghiệp đa dạng hóa ngành nghề thành công?

Chúng tôi đưa ra nguyên tắc ba vòng tròn để làm cơ sở quyết định mở rộng. Ba vòng tròn là Say mê-Khả năng- Hiệu quả. Một quyết định mở rộng chỉ được thông qua khi đáp ứng cả ba yếu tố: chúng ta có thực sự say mê lĩnh vực kinh doanh này? Lĩnh vực này có phù hợp với khả năng của chúng ta? Và việc đầu tư vào lĩnh vực này có thể mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp? Kinh nghiệm thành công và thất bại của ICP trong việc mở rộng các ngành nghề sản xuất kinh doanh đã kiểm chứng tính đúng đắn của nguyên tắc ba vòng tròn.

Nhiều quyết định mở rộng ngành nghề mới lúc này rất dễ thất bại vì lúc đó bạn đang “say mê chiến thắng” và luôn nghĩ rằng “chuyện này, chuyện nhỏ”! Hơn nữa, đến lúc “rủng rỉnh” tiền bạc (từ các nhà đầu tư hoặc từ cổ đông công chúng), bạn dễ “vung tay quá trán”, xa rời hoạt động kinh doanh chính và bắt đầu lơ là, thiếu kiểm soát. Nhiều khi có nhiều nguồn lực chưa hẳn là tốt!




SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Vneconomic)

Bài học “gối đầu giường” doanh nhân

Doanh nhân không chỉ có thu nhập cao, mà còn đóng vai trò “người gác đền” nền kinh tế thế lực. Ngồi ở vị trí cao cấp đồng nghĩa với việc nhận lãnh trách nhiệm quan trọng. 



Vậy nên, doanh nhân cần:

- Nhận thức: tầm quan trọng của việc thoát ly khỏi mọi lề lối. Lãnh đạo đi liền với đổi thay và hy vọng ở tương lai. Khi điều hành công ty, doanh nhân cần dấn bước vào những lãnh thổ chưa được khai phá, để rèn luyện cách đương đầu với các khó khăn ẩn giấu và khám phá nhiều tri thức tiềm tàng.

- Cam kết: không ngừng học tập để nâng cao năng lực bản thân. Nếu bệnh thì không thể chăm sóc người ốm. Nếu nghèo thì không thể hỗ trợ người đói. Nếu không học thì không thể giúp người ít học.

- Để có được địa vị lãnh đạo, doanh nhân hẳn đã từng trải qua đủ thành công và thất bại. Khiêm tốn khi thành công và kiên cường khi thất bại là phẩm chất căn bản phải mãi duy trì.

- Sẵn sàng đầu tư phát triển nhân viên. Đừng ngần ngại giúp đỡ đồng nghiệp và cấp dưới phát huy tiềm năng của họ một cách tối đa.

- Học cách liên kết với cá nhân không phù hợp. Khi gặp người có tính cách và phương án xử lý vấn đề khác mình, hầu hết đại gia thấy “chướng mắt” nên né xa, loại bỏ, hoặc ra sức thay đổi đối phương. Nhưng, người lãnh đạo giỏi cần nhìn ra ưu điểm của mọi nhân viên, đồng thời, chấp nhận tài năng thay vì cứ xăm soi thiếu sót.

- Công bằng và chính trực. Mọi nhân viên luôn yêu cầu sự công bằng. Họ muốn được lắng nghe. Điều quan trọng không phải là quyết định cuối cùng của bạn có trùng với kiến nghị cấp dưới đã đưa lên? Mà vấn đề cốt lõi là công việc tiến triển rõ ràng, minh bạch.

- Trung thành với tổ chức, nghề nghiệp, cộng đồng, xã hội, mà đặc biệt là gia đình.

- Có trách nhiệm không chỉ với kết quả công việc mà còn với tiến trình thực hiện và những người cộng tác cùng mình suốt chặn đường dài. Cách thức đạt được thành quả sẽ hình thành chính con người bạn.

- Chủ doanh nghiệp là người có đặc quyền. Chính xác. Đó là sức mạnh, nhưng cũng là gánh nặng. Thành quả đạt được càng cao thì lòng trắc ẩn phải càng nhiều. Học tập phải đi kèm thấu hiểu.

- Nhân viên đánh giá “sếp” không dựa vào lời hứa, mà căn cứ trên hành động và kết quả đã đạt được. Thành công phải gắn liền với tình cảm và lòng quan tâm đến mọi người xung quanh.

- Biết cười khuyết điểm của chính mình. Lãnh đạo là phải ý thức sự thất bại và hạn chế của chính mình, để phát triển dựa trên sự khiêm tốn và tính nhân văn.




SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Doanhnhan360)

Con đường khởi nghiệp

Biết bao tâm huyết bạn đã đổ vào 1 cuộc khởi nghiệp thì sẽ "xót xa" gấp 10 lần khi đứa con của mình bị khai tử. Và bạn đã bao giờ ngẫm ngĩ vì đâu ra "nông nổi" đó. Phải chăng bạn đã thiếu 1 kế hoạch kinh doanh bài bản. Thật vậy, để đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần xác định đúng lĩnh vực kinh doanh, khách hàng mục tiêu và chiến lược thị trường. 




Khi xây dựng được kế hoạch kinh doanh bài bản, bạn sẽ có sự chuẩn bi hơn và sẽ biết được liệu ý tưởng kinh doanh của bạn có khả thi hay không. Cần lưu ý, bạn không nên đi đường tắt, trừ phi bạn là người dày dạn kinh nghiệm và có đủ kiến thức về lĩnh vực bạn muốn kinh doanh.

Kế hoạch kinh doanh của bạn phải giải đáp được các câu hỏi: Lĩnh vực kinh doanh của bạn độc đáo như thế nào? Làm sao sản phẩm/dịch vụ của bạn thu hút được khách hàng? Những khác biệt cơ bản giữa công ty mới của bạn với các đối thủ cạnh tranh? Lý do chính khiến khách hàng muốn làm ăn với công ty bạn là gì?

1. Xác định lĩnh vực kinh doanh và tầm nhìn

Xác định tầm nhìn là điều vô cùng quan trọng. Vì đó sẽ là động lực cho hoạt động kinh doanh của bạn. Sau đây là những câu hỏi giúp bạn xác định được tầm nhìn và lĩnh vực kinh doanh:

- Khách hàng của bạn là ai?

- Lĩnh vực kinh doanh bạn tham gia?

- Sản phẩm/dich vụ mà bạn cung cấp?

- Kế hoạch phát triển của bạn?

- Lợi thế cạnh tranh chú yếu của bạn?

2. Đề ra mục tiêu

Nên viết ra danh sách các mục tiêu, trong đó mô tả ngắn gọn nhưng hành động cụ thể. Về cơ bản, có 2 nhóm: mục tiêu ngán hạn (từ 6-12 tháng) và mục tiêu dài hạn (có thể từ 2-5 năm). Nếu công ty của bạn mới thành lập, bạn phải nỗ lực nhiều hơn để đạt được các mục tiêu ngắn hạn. Vì một công ty mới thường phải trải qua giai đoạn nghiên cứu và phát triển, từ đó mới đưa ra nhưng dự đoán về kết quả có thể đạt được trong dài hạn.

Ghi rõ nhưng điều bạn muốn đạt được, càng cụ thể càng tốt. Hãy bắt đầu từ các mục tiêu cá nhân, sau đó liệt kê các mục tiêu kinh doanh của bạn bằng cách trả lời các câu hỏi: Là chủ doanh nghiệp, bạn muốn đạt được điều gì? Bạn muốn doanh nghiệp của bạn có quy mô như thế nào? Số lượng, chất lượng sản phẩm/dịch vụ và mức độ hài lòng của khách hàng? Lợt thế cạnh tranh chủ yếu của bạn? Sản phẩm/dịch vụ của bạn có thế tạo nên sự thay đổi đối với cuộc sống của khách hàng như thế nào?

3. Hiểu được khách hàng

Không một doanh nghiệp nào có thế đáp ứng nhu cầu của tất cả khách hàng. Vì thế, hãy suy xét kỹ đâu mới là khách hàng mục tiêu của bạn. Để xác định khách hàng mục tiêu, trước hết phải hiểu rõ các vấn đề:

Nhu cầu: Khách hàng tiềm năng của bạn có nhu cầu gì chưa được thỏa mãn? Công ty bạn đáp ứng những nhu cầu đó như thế nào?

Mong muốn: Tìm hiểu những khát vọng, mong ước của khách hàng. Khách hàng mua sản phấm/dịch vụ là để giải quyết một vấn đề nào đó. Vậy sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể giải quyết được nhưng vấn đề gì của khách hàng?

Cảm nhận: Nắm bắt những cảm nhận tiêu cực lẫn tích cực của khách hàng về công ty của bạn và sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Điều này sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cao khi quảng bá, tiếp thị hình ảnh công ty.

4. Học từ đối thủ cạnh tranh

Bạn có thể học rất nhiều về việc kinh doanh bằng cách nhìn vào cách kinh doanh của các đối thủ. Trả lời tốt một số câu hỏi sau có thể giúp bạn học hỏi được từ các đối thủ và tập trung vào khách hàng của bạn:

- Bạn biết gì về thị trường mục tiêu của mình?

- Đối thủ của bạn là ai?

- Đối thủ của bạn tiếp cận thị trường như thế nào?

- Đối thủ của bạn có nhưng điểm yếu và điểm mạnh gì?

- Bạn có thể cải thiện, phát triển như thế nào dựa trên cách tiếp cận của đối thủ?

5. Tài chính

Bạn kiếm tiền như thế nào? Lợi nhuận có thể kiếm được là bao nhiêu? Hãy dành thời gian thực hiện các kế hoạch tài chính. Kế hoạch tài chính cũng phải tính cả khoản thời gian thu hồi đối với các khoản phải thu (khách hàng nợ) cũng như thời gian thanh toán đối với các khoản phải trả (nợ nhà cung cấp). Chẳng hạn, bạn phải trả tiền cho nhà cung cấp trong 30 ngày, nhưng phải đợi 45-60 ngày mới nhận được tiền thanh toán từ khách hàng. Một kế hoạch về dòng tiền sẽ cho bạn biết, bạn sẽ cần bao nhiêu vốn lưu động trong suốt thời gian thiếu hụt đó.

Một kế hoạch tài chính phải tập trung vào các yếu tố:

- Đầu tư ban đầu.

- Giả định: Những nhận định của bạn về thị trường, đối thủ, khách hàng, tài chính… Giả định càng chính xác, việc khởi nghiệp kinh doanh càng thuận lợi.

- Chi phí phải trả hằng tháng (có thể sẽ rất cao đối với một số doanh nghiệp)

- Dự báo doanh thu

- Tiền mặt tích lũy được

- Điểm hòa vốn

6. Vạch chiến lược marketing

Xây dựng chiến lược marketing gồm 4 bước:

Xác định thị trường mục tiêu: Xác định khách hàng mục tiêu hoặc thị trường mục tiêu của bạn. Tại hầu hết các công ty, 80% doanh thu đến từ 20% khách hàng của họ. Vì thế, bạn cần tập trung thời gian và nỗ lực vào những khách hàng quan trọng nhất.

Xác định các thị trường mục tiêu tốt nhất: Mục đích của bước này là chỉ rõ hơn nữa và quyết định xem khách hàng nào có ảnh hưởng lớn nhất đến thành công của công ty và hướng các hoạt động marketing tập trung vào những khách hàng mục tiêu này.

Xác định các công cụ, chiến lược và phương pháp: Marketing chính là quá trình tìm kiếm, giao tiếp và nâng cao nhận thức của thị trường mục tiêu về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Hãy thực hiện kết hợp nhưng công cụ và chiến lược marketing nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh công ty.

Kiểm tra các công cụ và chiến lược marketing: Những giả định mà chúng ta không kiểm tra lại thường là những cái có khả năng gây ra nhưng rắc rối trong kinh doanh nhiều nhất. Hãy dành thời gian để kiểm tra tất cả nhưng giả định, đặc biệt khi bạn phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn.

Công việc kinh doanh của bạn sẽ có ít khả năng thất bại hơn nếu bạn có thể dự đoán trước kết quả. Kế hoạch kinh doanh của bạn phải chỉ ra được những mục tiêu thực tế. Tất cả nhũng điều đã đề cập ở trên không phải là những điều duy nhất bạn cần biết khi muốn khởi nghiệp. Hãy hỏi ý kiến chuyên gia nếu bạn không chắc chắn về điều bạn đang làm.




SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Doanhnhan360

Bài học “gối đầu giường” doanh nhân

Doanh nhân không chỉ có thu nhập cao, mà còn đóng vai trò “người gác đền” nền kinh tế thế lực. Ngồi ở vị trí cao cấp đồng nghĩa với việc nhận lãnh trách nhiệm quan trọng. 



Vậy nên, doanh nhân cần:

- Nhận thức: tầm quan trọng của việc thoát ly khỏi mọi lề lối. Lãnh đạo đi liền với đổi thay và hy vọng ở tương lai. Khi điều hành công ty, doanh nhân cần dấn bước vào những lãnh thổ chưa được khai phá, để rèn luyện cách đương đầu với các khó khăn ẩn giấu và khám phá nhiều tri thức tiềm tàng.

- Cam kết: không ngừng học tập để nâng cao năng lực bản thân. Nếu bệnh thì không thể chăm sóc người ốm. Nếu nghèo thì không thể hỗ trợ người đói. Nếu không học thì không thể giúp người ít học.

- Để có được địa vị lãnh đạo, doanh nhân hẳn đã từng trải qua đủ thành công và thất bại. Khiêm tốn khi thành công và kiên cường khi thất bại là phẩm chất căn bản phải mãi duy trì.

- Sẵn sàng đầu tư phát triển nhân viên. Đừng ngần ngại giúp đỡ đồng nghiệp và cấp dưới phát huy tiềm năng của họ một cách tối đa.

- Học cách liên kết với cá nhân không phù hợp. Khi gặp người có tính cách và phương án xử lý vấn đề khác mình, hầu hết đại gia thấy “chướng mắt” nên né xa, loại bỏ, hoặc ra sức thay đổi đối phương. Nhưng, người lãnh đạo giỏi cần nhìn ra ưu điểm của mọi nhân viên, đồng thời, chấp nhận tài năng thay vì cứ xăm soi thiếu sót.

- Công bằng và chính trực. Mọi nhân viên luôn yêu cầu sự công bằng. Họ muốn được lắng nghe. Điều quan trọng không phải là quyết định cuối cùng của bạn có trùng với kiến nghị cấp dưới đã đưa lên? Mà vấn đề cốt lõi là công việc tiến triển rõ ràng, minh bạch.

- Trung thành với tổ chức, nghề nghiệp, cộng đồng, xã hội, mà đặc biệt là gia đình.

- Có trách nhiệm không chỉ với kết quả công việc mà còn với tiến trình thực hiện và những người cộng tác cùng mình suốt chặn đường dài. Cách thức đạt được thành quả sẽ hình thành chính con người bạn.

- Chủ doanh nghiệp là người có đặc quyền. Chính xác. Đó là sức mạnh, nhưng cũng là gánh nặng. Thành quả đạt được càng cao thì lòng trắc ẩn phải càng nhiều. Học tập phải đi kèm thấu hiểu.

- Nhân viên đánh giá “sếp” không dựa vào lời hứa, mà căn cứ trên hành động và kết quả đã đạt được. Thành công phải gắn liền với tình cảm và lòng quan tâm đến mọi người xung quanh.

- Biết cười khuyết điểm của chính mình. Lãnh đạo là phải ý thức sự thất bại và hạn chế của chính mình, để phát triển dựa trên sự khiêm tốn và tính nhân văn.




SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Doanhnhan360)

Con đường khởi nghiệp

Biết bao tâm huyết bạn đã đổ vào 1 cuộc khởi nghiệp thì sẽ "xót xa" gấp 10 lần khi đứa con của mình bị khai tử. Và bạn đã bao giờ ngẫm ngĩ vì đâu ra "nông nổi" đó. Phải chăng bạn đã thiếu 1 kế hoạch kinh doanh bài bản. Thật vậy, để đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần xác định đúng lĩnh vực kinh doanh, khách hàng mục tiêu và chiến lược thị trường. 




Khi xây dựng được kế hoạch kinh doanh bài bản, bạn sẽ có sự chuẩn bi hơn và sẽ biết được liệu ý tưởng kinh doanh của bạn có khả thi hay không. Cần lưu ý, bạn không nên đi đường tắt, trừ phi bạn là người dày dạn kinh nghiệm và có đủ kiến thức về lĩnh vực bạn muốn kinh doanh.

Kế hoạch kinh doanh của bạn phải giải đáp được các câu hỏi: Lĩnh vực kinh doanh của bạn độc đáo như thế nào? Làm sao sản phẩm/dịch vụ của bạn thu hút được khách hàng? Những khác biệt cơ bản giữa công ty mới của bạn với các đối thủ cạnh tranh? Lý do chính khiến khách hàng muốn làm ăn với công ty bạn là gì?

1. Xác định lĩnh vực kinh doanh và tầm nhìn

Xác định tầm nhìn là điều vô cùng quan trọng. Vì đó sẽ là động lực cho hoạt động kinh doanh của bạn. Sau đây là những câu hỏi giúp bạn xác định được tầm nhìn và lĩnh vực kinh doanh:

- Khách hàng của bạn là ai?

- Lĩnh vực kinh doanh bạn tham gia?

- Sản phẩm/dich vụ mà bạn cung cấp?

- Kế hoạch phát triển của bạn?

- Lợi thế cạnh tranh chú yếu của bạn?

2. Đề ra mục tiêu

Nên viết ra danh sách các mục tiêu, trong đó mô tả ngắn gọn nhưng hành động cụ thể. Về cơ bản, có 2 nhóm: mục tiêu ngán hạn (từ 6-12 tháng) và mục tiêu dài hạn (có thể từ 2-5 năm). Nếu công ty của bạn mới thành lập, bạn phải nỗ lực nhiều hơn để đạt được các mục tiêu ngắn hạn. Vì một công ty mới thường phải trải qua giai đoạn nghiên cứu và phát triển, từ đó mới đưa ra nhưng dự đoán về kết quả có thể đạt được trong dài hạn.

Ghi rõ nhưng điều bạn muốn đạt được, càng cụ thể càng tốt. Hãy bắt đầu từ các mục tiêu cá nhân, sau đó liệt kê các mục tiêu kinh doanh của bạn bằng cách trả lời các câu hỏi: Là chủ doanh nghiệp, bạn muốn đạt được điều gì? Bạn muốn doanh nghiệp của bạn có quy mô như thế nào? Số lượng, chất lượng sản phẩm/dịch vụ và mức độ hài lòng của khách hàng? Lợt thế cạnh tranh chủ yếu của bạn? Sản phẩm/dịch vụ của bạn có thế tạo nên sự thay đổi đối với cuộc sống của khách hàng như thế nào?

3. Hiểu được khách hàng

Không một doanh nghiệp nào có thế đáp ứng nhu cầu của tất cả khách hàng. Vì thế, hãy suy xét kỹ đâu mới là khách hàng mục tiêu của bạn. Để xác định khách hàng mục tiêu, trước hết phải hiểu rõ các vấn đề:

Nhu cầu: Khách hàng tiềm năng của bạn có nhu cầu gì chưa được thỏa mãn? Công ty bạn đáp ứng những nhu cầu đó như thế nào?

Mong muốn: Tìm hiểu những khát vọng, mong ước của khách hàng. Khách hàng mua sản phấm/dịch vụ là để giải quyết một vấn đề nào đó. Vậy sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể giải quyết được nhưng vấn đề gì của khách hàng?

Cảm nhận: Nắm bắt những cảm nhận tiêu cực lẫn tích cực của khách hàng về công ty của bạn và sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Điều này sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cao khi quảng bá, tiếp thị hình ảnh công ty.

4. Học từ đối thủ cạnh tranh

Bạn có thể học rất nhiều về việc kinh doanh bằng cách nhìn vào cách kinh doanh của các đối thủ. Trả lời tốt một số câu hỏi sau có thể giúp bạn học hỏi được từ các đối thủ và tập trung vào khách hàng của bạn:

- Bạn biết gì về thị trường mục tiêu của mình?

- Đối thủ của bạn là ai?

- Đối thủ của bạn tiếp cận thị trường như thế nào?

- Đối thủ của bạn có nhưng điểm yếu và điểm mạnh gì?

- Bạn có thể cải thiện, phát triển như thế nào dựa trên cách tiếp cận của đối thủ?

5. Tài chính

Bạn kiếm tiền như thế nào? Lợi nhuận có thể kiếm được là bao nhiêu? Hãy dành thời gian thực hiện các kế hoạch tài chính. Kế hoạch tài chính cũng phải tính cả khoản thời gian thu hồi đối với các khoản phải thu (khách hàng nợ) cũng như thời gian thanh toán đối với các khoản phải trả (nợ nhà cung cấp). Chẳng hạn, bạn phải trả tiền cho nhà cung cấp trong 30 ngày, nhưng phải đợi 45-60 ngày mới nhận được tiền thanh toán từ khách hàng. Một kế hoạch về dòng tiền sẽ cho bạn biết, bạn sẽ cần bao nhiêu vốn lưu động trong suốt thời gian thiếu hụt đó.

Một kế hoạch tài chính phải tập trung vào các yếu tố:

- Đầu tư ban đầu.

- Giả định: Những nhận định của bạn về thị trường, đối thủ, khách hàng, tài chính… Giả định càng chính xác, việc khởi nghiệp kinh doanh càng thuận lợi.

- Chi phí phải trả hằng tháng (có thể sẽ rất cao đối với một số doanh nghiệp)

- Dự báo doanh thu

- Tiền mặt tích lũy được

- Điểm hòa vốn

6. Vạch chiến lược marketing

Xây dựng chiến lược marketing gồm 4 bước:

Xác định thị trường mục tiêu: Xác định khách hàng mục tiêu hoặc thị trường mục tiêu của bạn. Tại hầu hết các công ty, 80% doanh thu đến từ 20% khách hàng của họ. Vì thế, bạn cần tập trung thời gian và nỗ lực vào những khách hàng quan trọng nhất.

Xác định các thị trường mục tiêu tốt nhất: Mục đích của bước này là chỉ rõ hơn nữa và quyết định xem khách hàng nào có ảnh hưởng lớn nhất đến thành công của công ty và hướng các hoạt động marketing tập trung vào những khách hàng mục tiêu này.

Xác định các công cụ, chiến lược và phương pháp: Marketing chính là quá trình tìm kiếm, giao tiếp và nâng cao nhận thức của thị trường mục tiêu về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Hãy thực hiện kết hợp nhưng công cụ và chiến lược marketing nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh công ty.

Kiểm tra các công cụ và chiến lược marketing: Những giả định mà chúng ta không kiểm tra lại thường là những cái có khả năng gây ra nhưng rắc rối trong kinh doanh nhiều nhất. Hãy dành thời gian để kiểm tra tất cả nhưng giả định, đặc biệt khi bạn phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn.

Công việc kinh doanh của bạn sẽ có ít khả năng thất bại hơn nếu bạn có thể dự đoán trước kết quả. Kế hoạch kinh doanh của bạn phải chỉ ra được những mục tiêu thực tế. Tất cả nhũng điều đã đề cập ở trên không phải là những điều duy nhất bạn cần biết khi muốn khởi nghiệp. Hãy hỏi ý kiến chuyên gia nếu bạn không chắc chắn về điều bạn đang làm.




SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Doanhnhan360

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

EBOOK The Fine Art Of The Big Talk - Bí Quyết Chinh Phục Khách Hàng, Thuyết Trình Thành Công Và Giải Quyết (Tiếng Việt)

1.TÁC GIẢ: Debra Fine






2.NỘI DUNG:

Nếu trò chuyện là món khai vị thì chúng ta có thể gọi món ăn chính là đối thoại. Đối thoại giúp chúng ta đạt được những mục tiêu trong giao tiếp, thể hiện những ý nghĩ hay cảm xúc bằng lời nói, sự trao đổi suy nghĩ hay ý kiến qua đàm thoại, một cuộc họp bàn hay đàm phán, một bài diễn thuyết để duy trì sự cân bằng giữa các bên tranh luận, hoặc là một phương tiện để tác động đến ai đó hoặc đạt được điều chúng ta mong muốn.

Debra Fine sẽ biến bạn trở thành chuyên gia của những cuộc trò chuyện - đối thoại và đặt mọi mối liên hệ, những hợp đồng làm ăn cũng như các quan hệ xã hội trong phạm vi kiểm soát của bạn trong cuốn The Fine Art of the Big Talk - Bí quyết chinh phục khách hàng, thuyết trình thành công và giải quyết mâu thuẫn trong công việc. Cuốn sách sẽ giúp bạn tăng khả năng nhận thức về ngôn ngữ, tiếp nhận các quy tắc giao tế hiệu quả và đạt được kĩ năng giao tiếp cần thiết để bạn tự tin và bình tĩnh trong mọi tình huống. Nếu bạn thực hiện theo những kĩ năng được giới thiệu trong sách, bạn sẽ học được cách:

- Kiểm soát được mâu thuẫn bằng việc đáp lại chứ không phải cự lại.
- Định hình những thông điệp rõ ràng và mạch lạc.
- Đưa ra những thông điệp đi thẳng vào vấn đề.
- Định hướng cho những cuộc nói chuyện để kiểm soát và sử dụng thời gian cũng như các nguồn lực hiệu quả.
- Tham gia vào những cuộc trao đổi chuyện trò nơi công sở và nâng cao tính hiệu quả của nó.
- Lắng nghe để lấy thông tin và tạo ra cầu nối giao lưu để cuốn hút người khác cùng giải quyết rắc rối.
- Có được khả năng giải quyết những tình huống khó xử trong giao tiếp.
- Tạo ra được những thông điệp chứa đựng thông tin quan trọng để tăng ảnh hưởng và tạo dựng lòng tin.
- Tạo lập mối quan hệ và theo đuổi bằng các cam kết để củng cố các mối quan hệ ấy.
- Giữ liên lạc và phản hồi ý kiến trên tinh thần thẳng thắn, có tính xây dựng và thân thiện.

(Big Talk mới được xuất bản năm 2008 và đã được dịch ra 10 ngôn ngữ)




3.DOWNLOAD:



Click here



>> EBOOK The Fine Art Of Small Talk - Kỹ Năng Bắt Đầu, Duy Trì Cuộc Trò Chuyện Và Tạo Dựng Mạng Lưới Quan Hệ Xã Hội

Pass: sachdoanhtri


Note: Đọc trước khi down

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best WordPress Web Hosting