Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Giá trị tuyệt đối của chữ tín trong kinh doanh

Tính cạnh tranh của một doanh nghiệp tùy thuộc vào lòng tin của khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp đó. Do vậy, để khẳng định tính cạnh tranh của mình, doanh nghiệp phải: (1) Ý thức được giá trị tuyệt đối của chữ tín trong kinh doanh và (2) Phải xây dựng được khả năng để làm tốt cái gì mình hứa. 


Tính cạnh tranh được đo lường bởi giá trị thặng dư của sản phẩm. Nói một cách khác, mức độ cạnh tranh là mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh là khả năng làm giàu được trong kinh tế thị trường. Một gánh bún riêu hay một quán cà phê vỉa hè có khách và làm ăn có lãi là có tính cạnh tranh cao hơn một nhà hàng cao cấp ít khách làm ăn không có lãi. Một thương hiệu có uy tín có thể bán sản phẩm giá cao hơn sản phẩm cùng loại của một hãng khác chưa có uy tín bằng. Như vậy tính cạnh tranh, hay nói một cách khác là khả năng sinh lợi trong kinh doanh, không nhất thiết phải tùy thuộc vào mặt hàng nào, công nghệ nào hay số vốn mà thực tế là trên độ tin cậy của người tiêu thụ mặt hàng hoặc dịch vụ đó.
Để ý thức được giá trị tuyệt đối của chữ tín trong kinh doanh, doanh nhân cần có tư duy dịch vụ. Nghĩa là phải luôn đặt mình vào vị trí của người tiêu thụ và tự đánh giá sản phẩm của mình một cách khách quan rên mặt giá trị tiện và lợi.
Nhiều mặt hàng của chúng ta còn thiếu tính cạnh tranh vì mẫu mã không bắt mắt, không tiện sử dụng, từ đó không tạo được lòng tin về nội dung (chất lượng) của mặt hàng đó. Người tiêu dùng nhiều lúc phải loay hoay không biết làm sao để mở một hộp dầu cù là, một gói bánh, một chai nước mắm hay ngay cả một bao khăn lạnh chúng ta dùng hàng ngày. Một gói bánh đậu phụng sản xuất tại Việt Nam với mẫu mã chuẩn bán được giá gấp đôi ở siêu thị Mỹ so với cùng bánh đậu phụng dó với mẫu mã sơ sài bán trong một siêu thị Việt Nam cũng tại Mỹ. Muốn làm tốt hơn cái bánh đậu phụng để bán được giá cao hơn là chuyện đơn giản và không tốn kém bao nhiêu.
Để có tính cạnh tranh cao, người tiêu thụ phải được thuyết phục để tin rằng người sản xuất luôn luôn chu đáo nghĩ đến nhu cầu của họ và đã thỏa mãn nhu cầu của họ xứng đáng với cái giá họ đã trả.
Để xây dựng được khả năng làm được cái gì mình đã hứa, doanh nhân cần chủ động những điều kiện nội tại và biết khai thác triệt để được những điều kiện đó. Doanh nghiệp chỉ cần làm hay trong khả năng sẵn có và có thể có của mình để chủ động được giá thành và giảm rủi ro sản xuất. Đó là tận dụng lợi thế tương đối của mình. Nhiều doanh nghiệp biết tận dụng phế liệu sẵn có để kinh doanh sản xuất có lãi. Rất nhiều doanh nhân Hồng Kông trong những năm 1950 và 1960 là những người ít học, ít vốn nhưng họ đã biết tận dụng cái gì họ có để sản xuất những cái đơn giản nhất mà người khác cần. Họ sản xuất tóc giả cho phụ nữ và đã xuất khẩu gần một tỉ USD tóc giả một năm cho toàn thế giới. Đến khi tóc giả không còn là sản phẩm thời trang nữa thì họ chuyển qua sản xuất hoa giả và đồ chơi trẻ em. Hồng Kong làm giàu từ đó và tập trung vào phát triển dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu và ngan hàng, nơi mà họ có lợi thế tương đối nhờ vào mạng lưới Hoa Kiều khắp thế giới. Họ không nhờ vào công nghệ cao hay sản xuất những hàng phức tạp đòi hỏi vốn đầu tư, kỹ thuật cao, nhưng họ lại có được uy tín sản xuất hàng nào ra hàng đó. Vậy là có ưu thế về cạnh tranh.
Tương tự như kinh tế doanh nghiệp, tính cạnh tranh của một nền kinh tế quốc gia không tùy thuộc vào số khoa học gia hay lượng đầu tư vào ngành nghề công nghệ cao, mà tùy thuộc vào việc cung cấp được cái gì người khác cần trong khả năng của mình có thể chủ động được. Thụy Sĩ là một trong những nước có thu nhập đầu người cao nhất thế giới chỉ nhờ vào khả năng kinh doanh chữ tín của họ trong dịch vụ ngân hàng. Ai bỏ tiền vào ngân hàng Thụy Sĩ cũng tin rằng tiền của mình sẽ không mất và được bảo mật tuyệt đối nên họ chấp nhận mức lãi suất thấp nhất thế giới, tạo cho Thụy Sĩ một thế cạnh tranh tuyệt đối trong ngành này.
Tài nguyên thiên nhiên cũng không phải là một điều kiện cần. Trong số "top ten" những nước có chỉ số cạnh tranh cao nhất, ngoài Mỹ và Úc, còn lại là những nước nhỏ ở Bắc Âu và Đài Loan, Singapore, những quốc gia và lãnh thổ không nhiều tài nguyên thiên nhiên. Những nơi này ngoài điều kiện có được một môi trường kinh doanh thông thoáng không gây trở ngại cho doanh nghiệp, còn chia sẻ một đặc điểm là tính chu đáo trong văn hóa kinh doanh của họ. Trong kinh doanh tính chu đáo và trung thực tạo được sự tin cẩn. Và đó là một lợi thế cạnh tranh được khẳng định.



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Saga)

Giá trị tuyệt đối của chữ tín trong kinh doanh

Tính cạnh tranh của một doanh nghiệp tùy thuộc vào lòng tin của khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp đó. Do vậy, để khẳng định tính cạnh tranh của mình, doanh nghiệp phải: (1) Ý thức được giá trị tuyệt đối của chữ tín trong kinh doanh và (2) Phải xây dựng được khả năng để làm tốt cái gì mình hứa. 


Tính cạnh tranh được đo lường bởi giá trị thặng dư của sản phẩm. Nói một cách khác, mức độ cạnh tranh là mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh là khả năng làm giàu được trong kinh tế thị trường. Một gánh bún riêu hay một quán cà phê vỉa hè có khách và làm ăn có lãi là có tính cạnh tranh cao hơn một nhà hàng cao cấp ít khách làm ăn không có lãi. Một thương hiệu có uy tín có thể bán sản phẩm giá cao hơn sản phẩm cùng loại của một hãng khác chưa có uy tín bằng. Như vậy tính cạnh tranh, hay nói một cách khác là khả năng sinh lợi trong kinh doanh, không nhất thiết phải tùy thuộc vào mặt hàng nào, công nghệ nào hay số vốn mà thực tế là trên độ tin cậy của người tiêu thụ mặt hàng hoặc dịch vụ đó.
Để ý thức được giá trị tuyệt đối của chữ tín trong kinh doanh, doanh nhân cần có tư duy dịch vụ. Nghĩa là phải luôn đặt mình vào vị trí của người tiêu thụ và tự đánh giá sản phẩm của mình một cách khách quan rên mặt giá trị tiện và lợi.
Nhiều mặt hàng của chúng ta còn thiếu tính cạnh tranh vì mẫu mã không bắt mắt, không tiện sử dụng, từ đó không tạo được lòng tin về nội dung (chất lượng) của mặt hàng đó. Người tiêu dùng nhiều lúc phải loay hoay không biết làm sao để mở một hộp dầu cù là, một gói bánh, một chai nước mắm hay ngay cả một bao khăn lạnh chúng ta dùng hàng ngày. Một gói bánh đậu phụng sản xuất tại Việt Nam với mẫu mã chuẩn bán được giá gấp đôi ở siêu thị Mỹ so với cùng bánh đậu phụng dó với mẫu mã sơ sài bán trong một siêu thị Việt Nam cũng tại Mỹ. Muốn làm tốt hơn cái bánh đậu phụng để bán được giá cao hơn là chuyện đơn giản và không tốn kém bao nhiêu.
Để có tính cạnh tranh cao, người tiêu thụ phải được thuyết phục để tin rằng người sản xuất luôn luôn chu đáo nghĩ đến nhu cầu của họ và đã thỏa mãn nhu cầu của họ xứng đáng với cái giá họ đã trả.
Để xây dựng được khả năng làm được cái gì mình đã hứa, doanh nhân cần chủ động những điều kiện nội tại và biết khai thác triệt để được những điều kiện đó. Doanh nghiệp chỉ cần làm hay trong khả năng sẵn có và có thể có của mình để chủ động được giá thành và giảm rủi ro sản xuất. Đó là tận dụng lợi thế tương đối của mình. Nhiều doanh nghiệp biết tận dụng phế liệu sẵn có để kinh doanh sản xuất có lãi. Rất nhiều doanh nhân Hồng Kông trong những năm 1950 và 1960 là những người ít học, ít vốn nhưng họ đã biết tận dụng cái gì họ có để sản xuất những cái đơn giản nhất mà người khác cần. Họ sản xuất tóc giả cho phụ nữ và đã xuất khẩu gần một tỉ USD tóc giả một năm cho toàn thế giới. Đến khi tóc giả không còn là sản phẩm thời trang nữa thì họ chuyển qua sản xuất hoa giả và đồ chơi trẻ em. Hồng Kong làm giàu từ đó và tập trung vào phát triển dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu và ngan hàng, nơi mà họ có lợi thế tương đối nhờ vào mạng lưới Hoa Kiều khắp thế giới. Họ không nhờ vào công nghệ cao hay sản xuất những hàng phức tạp đòi hỏi vốn đầu tư, kỹ thuật cao, nhưng họ lại có được uy tín sản xuất hàng nào ra hàng đó. Vậy là có ưu thế về cạnh tranh.
Tương tự như kinh tế doanh nghiệp, tính cạnh tranh của một nền kinh tế quốc gia không tùy thuộc vào số khoa học gia hay lượng đầu tư vào ngành nghề công nghệ cao, mà tùy thuộc vào việc cung cấp được cái gì người khác cần trong khả năng của mình có thể chủ động được. Thụy Sĩ là một trong những nước có thu nhập đầu người cao nhất thế giới chỉ nhờ vào khả năng kinh doanh chữ tín của họ trong dịch vụ ngân hàng. Ai bỏ tiền vào ngân hàng Thụy Sĩ cũng tin rằng tiền của mình sẽ không mất và được bảo mật tuyệt đối nên họ chấp nhận mức lãi suất thấp nhất thế giới, tạo cho Thụy Sĩ một thế cạnh tranh tuyệt đối trong ngành này.
Tài nguyên thiên nhiên cũng không phải là một điều kiện cần. Trong số "top ten" những nước có chỉ số cạnh tranh cao nhất, ngoài Mỹ và Úc, còn lại là những nước nhỏ ở Bắc Âu và Đài Loan, Singapore, những quốc gia và lãnh thổ không nhiều tài nguyên thiên nhiên. Những nơi này ngoài điều kiện có được một môi trường kinh doanh thông thoáng không gây trở ngại cho doanh nghiệp, còn chia sẻ một đặc điểm là tính chu đáo trong văn hóa kinh doanh của họ. Trong kinh doanh tính chu đáo và trung thực tạo được sự tin cẩn. Và đó là một lợi thế cạnh tranh được khẳng định.



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Saga)

7 bí quyết thành công của Steve Jobs

Dũng cảm bỏ học để "đi theo tiếng gọi của trái tim" là nguyên tắc đầu tiên được tác giả Carmine Gallo liệt kê trong cuốn sách "The Innovation Secrets of Steve Jobs" (Bí quyết sáng tạo của Steve Jobs). 

Năm 1972, Steve Jobs, hiện là Tổng giám đốc Apple, rời gia đình ở Thung lũng Silicon (Mỹ) để theo học ngành khoa học nhân văn tại trường Reed College nhưng rồi bỏ học chỉ sau đó một kỳ. Như nhiều thanh thiếu niên khác, chàng trai 17 tuổi khi ấy thiếu sự định hướng vào đời. "Tôi không có ý niệm muốn làm gì trong tương lai và cũng không hiểu trường học sẽ giúp tôi xác định lối đi như thế nào", sau này Jobs nói. "Ở đó, tôi tiêu hết số tiền mà bố mẹ đã dành dụm cả đời. Vì thế tôi quyết định nghỉ học với niềm tin rằng rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi".
Không có gì ngạc nhiên khi phụ huynh trên toàn thế giới sẽ lắc đầu trước nguyên tắc đầu tiên này bởi để có thể đổi mới thế giới như CEO của Apple, con cái họ sẽ còn cần tới 6 tiêu chí rất khó thực hiện khác.
Để thực hiện điều đó, người ta phải có đủ kinh nghiệm và kiến thức rộng về cuộc sống. Gallo trích dẫn một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) rằng sự sáng tạo đòi hỏi khả năng huy động nhiều kinh nghiệm mới có thể đạt được điều gì đó hoàn toàn mới mẻ. Chẳng hạn, Jobs từng tham gia lớp viết chữ đẹp ở trường Reed, nhờ vậy sau này ông mới kết nối kinh nghiệm đó trong thiết kế sản phẩm.Gallo mô tả Jobs như người anh hùng với khả năng mang đến "không phải những gì người dùng muốn, mà là những gì họ sẽ muốn". Bí quyết chủ đạo để tạo nên một kiệt tác là nghĩ khác để làm nên sự khác biệt và luôn đặt ra các câu hỏi nhằm thay đổi hiện trạng (Put a dent in the universe).
Nguyên tắc thứ ba về khả năng vận động bộ não (Kick-start your brain) có liên quan đến câu nói của Jobs: "Một phần khiến Macintosh trở nên tuyệt vời là những người làm ra nó từng là nhạc sĩ, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà động vật học và cả nhà sử học nhưng giờ lại trở thành những chuyên gia máy tính hàng đầu thế giới".
Những bí quyết còn lại nhấn mạnh sự kiên định. "Đổi mới vẫn đang nằm cô đơn ở đâu đó bởi rất ít người dám dũng cảm vứt bỏ những ý tưởng mới nhưng lại tự tin bảo vệ những gì họ đã chọn trước mọi chỉ trích. Do đó, rất ít người có khả năng cách tân ở mức độ cao như Steve Jobs", Gallo nhận định. Nói cách khác, cách tốt nhất cho thanh niên là tiếp tục theo học ở trường.
7 nguyên tắc đổi mới của Steve Jobs:
1. Làm những gì bạn đam mê (Do what You Love).
2. Tạo nên sự khác biệt (Put a Dent in the Universe).
3. Vận động bộ não (Kick-Start Your Brain).
4. Bán ước mơ, không phải bán sản phẩm (Sell Dreams, Not Products).
5. Nói "Không" với 1.000 thứ (Say No to 1,000 Things).
6. Tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời (Create Insanely Great Experiences).
7. Làm chủ thông điệp (Master the Message)



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Vnexpress)

7 bí quyết thành công của Steve Jobs

Dũng cảm bỏ học để "đi theo tiếng gọi của trái tim" là nguyên tắc đầu tiên được tác giả Carmine Gallo liệt kê trong cuốn sách "The Innovation Secrets of Steve Jobs" (Bí quyết sáng tạo của Steve Jobs). 

Năm 1972, Steve Jobs, hiện là Tổng giám đốc Apple, rời gia đình ở Thung lũng Silicon (Mỹ) để theo học ngành khoa học nhân văn tại trường Reed College nhưng rồi bỏ học chỉ sau đó một kỳ. Như nhiều thanh thiếu niên khác, chàng trai 17 tuổi khi ấy thiếu sự định hướng vào đời. "Tôi không có ý niệm muốn làm gì trong tương lai và cũng không hiểu trường học sẽ giúp tôi xác định lối đi như thế nào", sau này Jobs nói. "Ở đó, tôi tiêu hết số tiền mà bố mẹ đã dành dụm cả đời. Vì thế tôi quyết định nghỉ học với niềm tin rằng rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi".
Không có gì ngạc nhiên khi phụ huynh trên toàn thế giới sẽ lắc đầu trước nguyên tắc đầu tiên này bởi để có thể đổi mới thế giới như CEO của Apple, con cái họ sẽ còn cần tới 6 tiêu chí rất khó thực hiện khác.
Để thực hiện điều đó, người ta phải có đủ kinh nghiệm và kiến thức rộng về cuộc sống. Gallo trích dẫn một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) rằng sự sáng tạo đòi hỏi khả năng huy động nhiều kinh nghiệm mới có thể đạt được điều gì đó hoàn toàn mới mẻ. Chẳng hạn, Jobs từng tham gia lớp viết chữ đẹp ở trường Reed, nhờ vậy sau này ông mới kết nối kinh nghiệm đó trong thiết kế sản phẩm.Gallo mô tả Jobs như người anh hùng với khả năng mang đến "không phải những gì người dùng muốn, mà là những gì họ sẽ muốn". Bí quyết chủ đạo để tạo nên một kiệt tác là nghĩ khác để làm nên sự khác biệt và luôn đặt ra các câu hỏi nhằm thay đổi hiện trạng (Put a dent in the universe).
Nguyên tắc thứ ba về khả năng vận động bộ não (Kick-start your brain) có liên quan đến câu nói của Jobs: "Một phần khiến Macintosh trở nên tuyệt vời là những người làm ra nó từng là nhạc sĩ, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà động vật học và cả nhà sử học nhưng giờ lại trở thành những chuyên gia máy tính hàng đầu thế giới".
Những bí quyết còn lại nhấn mạnh sự kiên định. "Đổi mới vẫn đang nằm cô đơn ở đâu đó bởi rất ít người dám dũng cảm vứt bỏ những ý tưởng mới nhưng lại tự tin bảo vệ những gì họ đã chọn trước mọi chỉ trích. Do đó, rất ít người có khả năng cách tân ở mức độ cao như Steve Jobs", Gallo nhận định. Nói cách khác, cách tốt nhất cho thanh niên là tiếp tục theo học ở trường.
7 nguyên tắc đổi mới của Steve Jobs:
1. Làm những gì bạn đam mê (Do what You Love).
2. Tạo nên sự khác biệt (Put a Dent in the Universe).
3. Vận động bộ não (Kick-Start Your Brain).
4. Bán ước mơ, không phải bán sản phẩm (Sell Dreams, Not Products).
5. Nói "Không" với 1.000 thứ (Say No to 1,000 Things).
6. Tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời (Create Insanely Great Experiences).
7. Làm chủ thông điệp (Master the Message)



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Vnexpress)

Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?

Không phải lúc nào những phát minh đặc biệt hữu ích cho đời sống cũng mang lại tiền bạc và danh vọng cho chủ nhân! 

Chúng ta hãy giả dụ bạn là người đàn ông phát minh ra karaoke nhưng bạn quá bận rộn trong việc ca hát ở câu lạc bộ đến nỗi không thể nghĩ về tiềm năng kiếm tiền nhờ phát minh của mình. Phát minh đó là một chiếc máy nhạc gây chấn động toàn cầu và được đánh giá là mất 110 tỉ yên tiền bản quyền.
Hoặc ví rằng bạn phát minh ra phương pháp tiêm toxin vào cơ mặt để giảm vết nhăn nhưng một vị luật sư bảo bạn rằng phát minh đó không được cấp bằng sáng chế. Bạn có lẽ chỉ có thể nhìn mọi người kiếm hàng tỉ đô nhờ  phép trị liệu trẻ hóa của mình.
Như vậy, không một ai trong số họ sáng chế cho chúng ta khoai tây chip, kẹo cao su, máy khoan dầu, vệ tinh truyền thông, máy rút tiền tự động hay World Wide Web băn khoăn về việc nhận giấy phép độc quyền, cái mà giúp họ thu lời được từ các phát minh của mình.
Dưới đây là cái nhìn cận cảnh về một vài phát minh xuất sắc, đã và đang phục vụ cho hàng triệu người trên khắp thế giới, nhưng không thể đưa tên tuổi người sáng chế vào lịch sử hay trở thành tỉ phú!
Máy rút tiền tự động ATM
Hãy tưởng tượng việc phải chờ đợi ngân hàng mở cửa trước khi bạn có thể rút tiền từ tài khoản của mình. Nhưng đó là tình huống thúc đẩy John Shepherd-Barron phát minh ra máy rút tiền tự động ATM.
Shepherd-Barron là cựu giám đốc ở vương quốc Anh đã hình dung ra một chiếc máy giúp cho khách hàng có thể rút tiền ngoài giờ hành chính của ngân hàng. Ông đã nêu ý tưởng của mình với một viên chức tại ngân hàng Barclays (BCS) là James Goodfellow, và người đó đã đưa một vài máy ATM vào hoạt động trong năm 1967. Họ đã thành công và ngày nay có khoảng 2 triệu máy rút tiền trên toàn cầu.
Nhà phát minh xứ Scotland - James Goodfellow cũng được cấp chứng chỉ độc quyền sáng chế thiết bị ATM. Thế nhưng Shepherd-Barron lại chưa bao giờ có quyền lợi hợp pháp về sáng chế của mình, và ông đã mất trong tháng 5 năm 2010 ở tuổi 84.
Khoai tây lát mỏng
Người đàn ông làm mẻ bánh khoai tây lát mỏng đầu tiên không thu được lợi nhuận từ phát minh của mình.
Tên của ông là George Crum, ông là một bếp trưởng tại nhà hàng Moon''s Lake House ở thành phố Saratoga Springs, New York. Vào mùa hè năm 1853, Crum gặp một vị khách hàng đặc biệt khó tính khi người này trả lại món khoai tây chiên cho nhà bếp và phàn nàn về việc những miếng khoai tây quá dày. Sau đó Crum cắt những miếng khoai tây đó ra thành các mảnh nhỏ và chiên chúng lên. Kết quả là những miếng khoai tây quá mỏng đến nỗi phải dùng tay để ăn.
Vị khách hàng khó tính đó thấy hài lòng và từ đó món khoai tây lát mỏng thành một món phổ biến được thêm vào trong thực đơn nhà hàng. Một thời gian dài, Crum đóng hộp những lát khoai tây mỏng và bán riêng lẻ nhờ đó ông kiếm đủ số tiền để tự mở một nhà hàng.
Crum mang trong mình hai dòng máu Mĩ Phi và Mĩ bản địa, ông thu nhập vừa phải trong suốt cuộc đời mình nhưng không kiếm được lợi nhuận độc quyền từ sáng chế của mình. Vị giáo sư Gant-Britton nghiên cứu về MĨ phi tại đại hoc California, Los Angeles Lisbeth có nói: " vào những năm đó thì những người da màu không được cấp độc quyền sáng chế cho phát minh của họ".
Sáng chế kinh doanh này được nhượng lại cho Herman Lay. Công ty của Herman Lay là Frito-Lay sau này là công ty con của PepsiCo (PEP). PepsiCo (PEP) kiểm soát 59% về các sản phẩm snack trong thị trường Mĩ
Kẹo cao su
Kẹo cao su được bán lần đầu tiên ở Mĩ  vào năm 1896. Nó được đặt theo tên của người phát minh ra nó ở New York là Thomas Adams, ông đã gọi sản phẩm của mình là Adams New York No. 1.
Người Mĩ phải chờ đợi gần 60 năm cho đến khi người đàn ông 23 tuổi ở New Jersey tìm cách làm cho kẹo cao su ít dính và dễ thổi bong bóng hơn mặc dù anh ta không có kiến thức về hóa học.
Walter Diemer làm việc cho tập đoàn Fleer , ông là người làm bánh kẹo lành nghề nhưng lại làm việc như một nhân viên kế toán. Ông nhận biết được rằng công ty đang nỗ lực để tạo ra những chiếc kẹo cao su tốt. Và thật tình cờ văn phòng của ông lại gần với phòng thí nghiệm. Diemer đã thử một số công thức làm kẹo và cuối cùng đã xác định được thành phần còn thiếu đó là nhựa mủ. Ông thử trộn lẫn các thành phần với nhau và kết hợp với các gia vị như dầu lộc đề, dầu bạc hà, vani và quế.
Sản phẩm đó đã thành công và cuối cùng Diemer được đề bạt lên chức phó chủ tịch.  Ông đã đào tạo những người bán hàng của công ty thổi bong bóng trong suốt thời gian chào hàng. Mặc dù nhu cầu tăng vọt nhưng Diemer kiếm được rất ít từ công việc kinh doanh bán bánh kẹo hàng tỉ đô này.
Máy khoan dầu
Người ta nói rằng việc tìm kiếm dầu ở ngoài lòng đất thật là ngông cuồng nhưng điều đó không ngăn cản được quyết tâm của Edwin Drake - người phát minh ra máy khoan dầu
Vào năm 1858, một nhóm những nhà đầu từ một công ty có tên Seneca Oil đã gửi Drake tới thành phố Titusville, Pa với hi vọng là Drake có thể truy tìm dầu ở dưới lòng đất đang nổi trên bề mặt. Drake tiêu tốn của các nhà đầu tư 2,000 đô la trước khi các nhà đầu tư ngừng hợp tác với ông.
Nhưng Drake không trở nên giàu có nhờ sự thăm dò dầu. Drake không được cấp bằng sáng chế cho phát minh của mình và nhiều người khác đổ xô vào tái tạo sáng chế của ông.
Sau đó Seneca Oil trở thành công ty con của công ty Standard Oil do John D. Rockefeller''s sáng lập. Công ty Standard Oil nắm giữ độc quyền về công nghiệp dầu và sau bị tòa án tối cao chia nhỏ thành một vài công ty nhỏ là Exxon Mobil (XOM) và Chevron (CVX).
Karaoke
Trong nhiều năm, Daisuke Inoue người phát minh ra karaoke vẫn phải sống trong cảnh tối tăm, ngay cả khi phát minh của ông trở thành một sự chấn động toàn cầu. Cuôc sống đó đã thay đổi vào năm 1999 khi mà tạp chí Time giới thiệu với độc giả về ông. Daisuke Inoue là nhạc sĩ ở Kobe (Nhật), ông là người đầu tiên lắp ráp và bán dàn máy karaoke. Các cuốn sách và phim truyện cũng đã giới thiệu về Inoue nhưng ông vẫn chưa bao giờ trở nên giàu có nhờ phát minh của mình.
Inoue sáng chế ra karaoke vào năm 1967 trong khi là một tay chơi keyboard cho các khách hàng ca hát tại câu lạc bộ Kobe. Khi vị khách hàng của Inoue là một nhà thương nhân giàu có yêu cầu Inoue đệm nhạc cho ông ta ở một nơi nghỉ cuối tuần nhưng thay vào đó Inoue đã đưa cho ông ta một hộp chứa  máy quay đĩa 8 phần và một micro. Từ đó máy karaoke được ra đời và một số hộp đêm chưa từng có một dàn máy như vậy.
Vệ tinh truyền thông
Arthur C. Clarke là một nhà tiểu thuyết khoa học nổi tiếng viết cuốn "2001: A Space Odyssey." Vào năm 1945, Clarke lại xuất bản cuốn Extra-Terrestrial Relays: Can Rocket Stations Give World-wide Radio Coverage?". Đó là bài tiểu luận miêu tả hệ thống quỹ đạo địa tĩnh học để tiếp âm tín hiệu radio quanh hành tinh.
Hơn một thập niên sau đó, người Nga đã phóng vệ tinh quay theo quỹ đạo trái đất đầu tiên có tên Sputnik 1. Vào năm 1965, công ty Hughes Aircraft - sau này là công ty con của Boeing (BA), đã đặt vệ tinh truyền thông thương mại vào quỹ đạo
Clarke mất năm 2008, vào thời gian đó thì thu nhập toàn cầu của nền công nghiệp vệ tinh lên đến tổng số 144 tỷ đô la.
World Wide Web (mạng lưới toàn cầu)
Nhà khoa học máy tính kiêm kĩ sư phần mềm người Anh là Tim Berners-Lee đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Internet. Cần khẳng định rằng khi ông sáng tạo ra World Wide Web vào năm 1989, thì đơn giản là ông chỉ đặt những khái niệm đã có vào với nhau.
Phát minh tầm cỡ của Berners-Lee là một hệ thống cho phép những người dùng máy tính dùng chung một ngôn ngữ để giao tiếp qua mạng. Ông cũng phác thảo và xây dựng những trang Web đầu tiên.
Tầm nhìn rộng lớn đã giúp Berners-Lee phát minh ra World Wide Web, mà sau này nó trở thành siêu xa lộ thông tin. Tuy nhiên, ông không làm bất cứ điều gì để mang lại lợi nhuận cho chính mình.



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Vnr500)

Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?

Không phải lúc nào những phát minh đặc biệt hữu ích cho đời sống cũng mang lại tiền bạc và danh vọng cho chủ nhân! 

Chúng ta hãy giả dụ bạn là người đàn ông phát minh ra karaoke nhưng bạn quá bận rộn trong việc ca hát ở câu lạc bộ đến nỗi không thể nghĩ về tiềm năng kiếm tiền nhờ phát minh của mình. Phát minh đó là một chiếc máy nhạc gây chấn động toàn cầu và được đánh giá là mất 110 tỉ yên tiền bản quyền.
Hoặc ví rằng bạn phát minh ra phương pháp tiêm toxin vào cơ mặt để giảm vết nhăn nhưng một vị luật sư bảo bạn rằng phát minh đó không được cấp bằng sáng chế. Bạn có lẽ chỉ có thể nhìn mọi người kiếm hàng tỉ đô nhờ  phép trị liệu trẻ hóa của mình.
Như vậy, không một ai trong số họ sáng chế cho chúng ta khoai tây chip, kẹo cao su, máy khoan dầu, vệ tinh truyền thông, máy rút tiền tự động hay World Wide Web băn khoăn về việc nhận giấy phép độc quyền, cái mà giúp họ thu lời được từ các phát minh của mình.
Dưới đây là cái nhìn cận cảnh về một vài phát minh xuất sắc, đã và đang phục vụ cho hàng triệu người trên khắp thế giới, nhưng không thể đưa tên tuổi người sáng chế vào lịch sử hay trở thành tỉ phú!
Máy rút tiền tự động ATM
Hãy tưởng tượng việc phải chờ đợi ngân hàng mở cửa trước khi bạn có thể rút tiền từ tài khoản của mình. Nhưng đó là tình huống thúc đẩy John Shepherd-Barron phát minh ra máy rút tiền tự động ATM.
Shepherd-Barron là cựu giám đốc ở vương quốc Anh đã hình dung ra một chiếc máy giúp cho khách hàng có thể rút tiền ngoài giờ hành chính của ngân hàng. Ông đã nêu ý tưởng của mình với một viên chức tại ngân hàng Barclays (BCS) là James Goodfellow, và người đó đã đưa một vài máy ATM vào hoạt động trong năm 1967. Họ đã thành công và ngày nay có khoảng 2 triệu máy rút tiền trên toàn cầu.
Nhà phát minh xứ Scotland - James Goodfellow cũng được cấp chứng chỉ độc quyền sáng chế thiết bị ATM. Thế nhưng Shepherd-Barron lại chưa bao giờ có quyền lợi hợp pháp về sáng chế của mình, và ông đã mất trong tháng 5 năm 2010 ở tuổi 84.
Khoai tây lát mỏng
Người đàn ông làm mẻ bánh khoai tây lát mỏng đầu tiên không thu được lợi nhuận từ phát minh của mình.
Tên của ông là George Crum, ông là một bếp trưởng tại nhà hàng Moon''s Lake House ở thành phố Saratoga Springs, New York. Vào mùa hè năm 1853, Crum gặp một vị khách hàng đặc biệt khó tính khi người này trả lại món khoai tây chiên cho nhà bếp và phàn nàn về việc những miếng khoai tây quá dày. Sau đó Crum cắt những miếng khoai tây đó ra thành các mảnh nhỏ và chiên chúng lên. Kết quả là những miếng khoai tây quá mỏng đến nỗi phải dùng tay để ăn.
Vị khách hàng khó tính đó thấy hài lòng và từ đó món khoai tây lát mỏng thành một món phổ biến được thêm vào trong thực đơn nhà hàng. Một thời gian dài, Crum đóng hộp những lát khoai tây mỏng và bán riêng lẻ nhờ đó ông kiếm đủ số tiền để tự mở một nhà hàng.
Crum mang trong mình hai dòng máu Mĩ Phi và Mĩ bản địa, ông thu nhập vừa phải trong suốt cuộc đời mình nhưng không kiếm được lợi nhuận độc quyền từ sáng chế của mình. Vị giáo sư Gant-Britton nghiên cứu về MĨ phi tại đại hoc California, Los Angeles Lisbeth có nói: " vào những năm đó thì những người da màu không được cấp độc quyền sáng chế cho phát minh của họ".
Sáng chế kinh doanh này được nhượng lại cho Herman Lay. Công ty của Herman Lay là Frito-Lay sau này là công ty con của PepsiCo (PEP). PepsiCo (PEP) kiểm soát 59% về các sản phẩm snack trong thị trường Mĩ
Kẹo cao su
Kẹo cao su được bán lần đầu tiên ở Mĩ  vào năm 1896. Nó được đặt theo tên của người phát minh ra nó ở New York là Thomas Adams, ông đã gọi sản phẩm của mình là Adams New York No. 1.
Người Mĩ phải chờ đợi gần 60 năm cho đến khi người đàn ông 23 tuổi ở New Jersey tìm cách làm cho kẹo cao su ít dính và dễ thổi bong bóng hơn mặc dù anh ta không có kiến thức về hóa học.
Walter Diemer làm việc cho tập đoàn Fleer , ông là người làm bánh kẹo lành nghề nhưng lại làm việc như một nhân viên kế toán. Ông nhận biết được rằng công ty đang nỗ lực để tạo ra những chiếc kẹo cao su tốt. Và thật tình cờ văn phòng của ông lại gần với phòng thí nghiệm. Diemer đã thử một số công thức làm kẹo và cuối cùng đã xác định được thành phần còn thiếu đó là nhựa mủ. Ông thử trộn lẫn các thành phần với nhau và kết hợp với các gia vị như dầu lộc đề, dầu bạc hà, vani và quế.
Sản phẩm đó đã thành công và cuối cùng Diemer được đề bạt lên chức phó chủ tịch.  Ông đã đào tạo những người bán hàng của công ty thổi bong bóng trong suốt thời gian chào hàng. Mặc dù nhu cầu tăng vọt nhưng Diemer kiếm được rất ít từ công việc kinh doanh bán bánh kẹo hàng tỉ đô này.
Máy khoan dầu
Người ta nói rằng việc tìm kiếm dầu ở ngoài lòng đất thật là ngông cuồng nhưng điều đó không ngăn cản được quyết tâm của Edwin Drake - người phát minh ra máy khoan dầu
Vào năm 1858, một nhóm những nhà đầu từ một công ty có tên Seneca Oil đã gửi Drake tới thành phố Titusville, Pa với hi vọng là Drake có thể truy tìm dầu ở dưới lòng đất đang nổi trên bề mặt. Drake tiêu tốn của các nhà đầu tư 2,000 đô la trước khi các nhà đầu tư ngừng hợp tác với ông.
Nhưng Drake không trở nên giàu có nhờ sự thăm dò dầu. Drake không được cấp bằng sáng chế cho phát minh của mình và nhiều người khác đổ xô vào tái tạo sáng chế của ông.
Sau đó Seneca Oil trở thành công ty con của công ty Standard Oil do John D. Rockefeller''s sáng lập. Công ty Standard Oil nắm giữ độc quyền về công nghiệp dầu và sau bị tòa án tối cao chia nhỏ thành một vài công ty nhỏ là Exxon Mobil (XOM) và Chevron (CVX).
Karaoke
Trong nhiều năm, Daisuke Inoue người phát minh ra karaoke vẫn phải sống trong cảnh tối tăm, ngay cả khi phát minh của ông trở thành một sự chấn động toàn cầu. Cuôc sống đó đã thay đổi vào năm 1999 khi mà tạp chí Time giới thiệu với độc giả về ông. Daisuke Inoue là nhạc sĩ ở Kobe (Nhật), ông là người đầu tiên lắp ráp và bán dàn máy karaoke. Các cuốn sách và phim truyện cũng đã giới thiệu về Inoue nhưng ông vẫn chưa bao giờ trở nên giàu có nhờ phát minh của mình.
Inoue sáng chế ra karaoke vào năm 1967 trong khi là một tay chơi keyboard cho các khách hàng ca hát tại câu lạc bộ Kobe. Khi vị khách hàng của Inoue là một nhà thương nhân giàu có yêu cầu Inoue đệm nhạc cho ông ta ở một nơi nghỉ cuối tuần nhưng thay vào đó Inoue đã đưa cho ông ta một hộp chứa  máy quay đĩa 8 phần và một micro. Từ đó máy karaoke được ra đời và một số hộp đêm chưa từng có một dàn máy như vậy.
Vệ tinh truyền thông
Arthur C. Clarke là một nhà tiểu thuyết khoa học nổi tiếng viết cuốn "2001: A Space Odyssey." Vào năm 1945, Clarke lại xuất bản cuốn Extra-Terrestrial Relays: Can Rocket Stations Give World-wide Radio Coverage?". Đó là bài tiểu luận miêu tả hệ thống quỹ đạo địa tĩnh học để tiếp âm tín hiệu radio quanh hành tinh.
Hơn một thập niên sau đó, người Nga đã phóng vệ tinh quay theo quỹ đạo trái đất đầu tiên có tên Sputnik 1. Vào năm 1965, công ty Hughes Aircraft - sau này là công ty con của Boeing (BA), đã đặt vệ tinh truyền thông thương mại vào quỹ đạo
Clarke mất năm 2008, vào thời gian đó thì thu nhập toàn cầu của nền công nghiệp vệ tinh lên đến tổng số 144 tỷ đô la.
World Wide Web (mạng lưới toàn cầu)
Nhà khoa học máy tính kiêm kĩ sư phần mềm người Anh là Tim Berners-Lee đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Internet. Cần khẳng định rằng khi ông sáng tạo ra World Wide Web vào năm 1989, thì đơn giản là ông chỉ đặt những khái niệm đã có vào với nhau.
Phát minh tầm cỡ của Berners-Lee là một hệ thống cho phép những người dùng máy tính dùng chung một ngôn ngữ để giao tiếp qua mạng. Ông cũng phác thảo và xây dựng những trang Web đầu tiên.
Tầm nhìn rộng lớn đã giúp Berners-Lee phát minh ra World Wide Web, mà sau này nó trở thành siêu xa lộ thông tin. Tuy nhiên, ông không làm bất cứ điều gì để mang lại lợi nhuận cho chính mình.



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Vnr500)

Ý tưởng kinh doanh trị giá hàng trăm triệu đô

Nhiều doanh nhân khởi nghiệp từ ý tưởng vô cùng đơn giản nhưng lại biết cách biến chúng thành công cụ mang lại lợi nhuận lên đến hàng trăm triệu USD.

Dưới đây là 10 ý tưởng tiêu biểu của các doanh nhân Mỹ.

1. Sara Blakely và Spanx

Doanh thu năm 2008: 350 triệu USD
Sara và các sản phẩm của mình, Spanx.
Một buổi tối, Sara nghĩ ra cách cắt bỏ phần chân chiếc quần tất của mình, và thế là ý tưởng về Spanx ra đời. Với 5.000 USD tiền tiết kiệm, cô đã nghiên cứu và phác thảo ra ý tưởng về những chiếc quần tất không chân, rồi lái xe đến Bắc Carolina, năn nỉ các chủ xưởng làm cho mình. Hầu hết mọi người đều nói rằng cô sẽ chẳng bán được chiếc nào cả, nhưng rồi cũng có một người đồng ý giúp cô hiện thực hóa ý tưởng “điên rồ” này.
Công việc kinh doanh thật sự rất thuận lợi, năm 2000, Sara đã bán được hơn 50.000 chiếc quần chỉ trong vòng 3 tháng. Sau đó, cô cho ra đời thương hiệu Spanx và mở rộng ra các mặt hàng đồ lót, đồ tắm và thời trang cho người năng động.

2. Brian Scudamore và 1-800-GOT-JUNK

Doanh thu năm 2008: hơn 100 triệu USD
Ảnh
Brian Scudamore và 1-800-GOT-JUNK
Năm 1989, khi đang xếp hàng trước cửa hiệu McDonald’s, Brian nhìn thấy một chiếc xe bán tải chạy ngang qua. Và thế là anh đã nảy ra ý tưởng mua một chiếc xe bán tải cũ với giá 700 USD và lập ra The Rubbish Boys. Anh bắt đầu thu gom rác thải trong các giờ nghỉ giải lao ở trường Đại học Bristish Columbia.
Năm 1993, Brian nghỉ học để tập trung cho công ty. Năm 1998, anh đổi tên công ty thành 1-800-GOT-JUNK. Một năm sau đó, công ty nhượng quyền đầu tiên của anh xuất hiện ở Canada. Năm 2008, công ty đạt doanh thu hơn 100 triệu USD.

3. Jennifer Telfer và Pillow Pets

Doanh thu năm 2010: 300 triệu USD
Ảnh
Một nhân vật của Jennifer Telfer

Ý tưởng về gối thú bông đến với Jennifer khi cô trông thấy cậu con trai của mình dùng thú nhồi bông thay cho gối ngủ. Vì thế, cô đã làm ra những con thú nhồi bông có thể tháo ra để làm gối. Năm 2003, Jennifer và chồng đã lập ra công ty CJ Products chuyên sản xuất loại thú bông đặc biệt này. Công việc kinh doanh hết sức thuận lợi, sản phẩm của cô thường xuyên cháy hàng và đến năm 2010, doanh thu của CJ Products đã là 300 triệu USD.

4. Bert Jacobs - John Jacobs và Life is good

Doanh thu năm 2010: 100 triệu USD
Ảnh
Nhãn hiệu Life is good của Bert Jacobs - John Jacobs
Bert và John Jacobs đã thiết kế chiếc T-shirt đầu tiên của mình vào năm 1989 và bán chúng trên các đường phố của Boston và tại các trường cao đẳng dọc theo bờ biển Đông. Chỉ trong vòng năm năm, họ đã thành công rực rỡ.
Sau đó, vào năm 1994, họ nảy ra ý tưởng sử dụng thiết kế của một nhân vật phim hoạt hình tên Jake với câu khẩu hiệu "Cuộc sống tốt đẹp". Mọi người rất thích thú với các câu khẩu hiệu đơn giản mà lạc quan in trên những chiếc áo này, và do vậy áo của họ bán rất chạy trên đường phố và nhanh chóng được các nhà bán lẻ để ý đến. Hiện Bert và John đã nhanh chóng mở rộng sản phẩm của mình sang cả khăn tắm, cốc cà phê và cả dây cổ cho chó nữa.

5. Jim Koch và Boston Beer Company

Doanh thu quý I/2011: 102,2 triệu USD
Ảnh
Jim Koch và nhãn hiệu bia
Kinh doanh bia đã ngấm vào trong máu của Jim Koch vì cha ông là thế hệ sản xuất thứ năm trong gia đình. Ông đã thành lập công công ty bia Samuel Adams Boston Beer Lager và hiện nay, đây là công ty làm bia thủ công lớn nhất với hơn 30 phong cách khác nhau. Họ vẫn sử dụng tất cả phương pháp sản xuất truyền thống với các thành phần tự nhiên mà Koch đã phải đi khắp thế giới để tận tay lựa chọn. Công ty cũng đã giành được nhiều giải thưởng trong cuộc thi nếm bia trên thế giới.

6. Steve Ells và Chipotle

Doanh thu quý I năm 2011: 509,4 triệu USD
Ảnh
Steve Ells và sản phẩm của mình
Đang làm đầu bếp tại San Francisco, Steve Ells quyết định mở nhà hàng riêng của mình. Anh tìm thấy cảm hứng tại một hàng bánh taco mà mình thường xuyên lui tới trong thành phố và quyết định mở một cửa hàng bán đồ ăn nhanh thật khác biệt.
Ells muốn có một nơi mà khách hàng có thể ăn thức ăn được làm từ các thành phần tốt nhất, một cách nhanh chóng với chi phí thấp. Sau khi vay tiền của cha mẹ, anh mở cửa hàng Chipotle đầu tiên của mình tại Denver vào năm 1993 và hiện chuỗi cửa hàng của anh đã lên đến con số hơn 1.000.

7. Adam Lowry - Eric Ryan và Method

Doanh thu năm 2010: 100 triệu USD
Ảnh
Hãng sản phẩm lau rửa Method
Ý tưởng cho dịch vụ dọn dẹp nhà cửa thân thiện với môi trường đến với Adam Lowry và Eric Ryan khi họ thấy sau mỗi buổi tiệc, những sản phẩm để vệ sinh nhà cửa luôn khiến họ bị ho. Họ tự hỏi liệu các sản phẩm đang sử dụng có bẩn hơn đống lộn xộn mà họ đang cố gắng dọn dẹp hay không.
Vào thời điểm đó, có rất ít các sản phẩm làm vệ sinh là không chứa hóa chất mạnh. Vì vậy, Lowry và Ryan đã cùng nhau nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm thân thiện với môi trường vào năm 2000. Mười năm sau, sản phẩm của họ có mặt trên hầu hết các kệ hàng trên toàn quốc và công ty có tổng doanh thu năm 2010 là 100 triệu USD.

8. Roxanne Quimby - Burt Shavitz và Burt’s Bees

Doanh thu năm 2007: 250 triệu USD
Ảnh
Một số sản phẩm sáp ong
Burt Shavitz và Roxanne Quimby gặp nhau vào năm 1984. Họ đã cùng nhau hợp tác để làm ra nến từ sáp ong, rồi sau đó đem bán tại hội chợ thủ công và mở rộng nhanh chóng ra các cửa hàng trong thành phố.
Nhưng bước ngoặt thực sự là khi Quimby tìm thấy một cuốn sách cổ từ thế kỷ thứ 19 có ghi lại công thức tự làm ra các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Thế là họ bắt tay ngay vào việc nấu xà phòng và nước hoa tự nhiên trên bếp gas. Nhưng sản phẩm bán chạy nhất của họ lại là son dưỡng môi - được tung ra vào năm 1991. Burt’s Bees hiện sở hữu hơn 100 sản phẩm chăm sóc da và tóc.

9. Jim McCann và 1-800-FLOWERS.COM

Doanh thu năm 2010: 668 triệu USD
Ảnh
Jim McCann và 1-800-FLOWERS.COM

Năm 1976, Jim McCann đã bỏ công việc là một bartender và nhà hoạt động xã hội để mua một cửa hàng hoa với giá 10.000 USD. Ông đã mở tổng cộng 13 cửa hàng cung cấp hoa trong khu vực New York, nhưng công việc kinh doanh chỉ thực sự bùng nổ khi ông quyết định mua lại cái tên 1-800-FLOWERS từ một người khác vào năm 1986.
Jim McCann là người đầu tiên đưa số điện thoại vào trong tên của công ty và cũng nắm bắt cơ hội kinh doanh trực tuyến rất nhanh khi cho ra đời website 1-800-Flowers.com vào năm 1991. Năm 1999, 1-800-FLOWERS tổ chức IPO và công ty cũng đã mở rộng kinh doanh bằng cách mua lại các công ty như The Popcorn Factory và Fannie May.

10. Gary and Diane Heavin và Curves

Doanh thu năm 2010: 1 tỷ USD
Ảnh
Gary and Diane Heavin và Curves
Gary và Diane Heavin mở phòng tập Curves đầu tiên vào năm 1992 để nhắm vào các phụ nữ không đến được các phòng tập thể dục truyền thống. Ý tưởng của họ là tạo ra một nơi làm cho phụ nữ cảm thấy thật thoải mái. Họ tập trung vào những phụ nữ bận rộn có quỹ thời gian hạn hẹp với các lớp tập thể dục 30 phút.
Câu lạc bộ thể dục của họ trở nên nổi tiếng một cách nhanh chóng và việc kinh doanh được mở rộng với tốc độ chóng mặt. Curves bắt đầu nhượng quyền vài năm sau đó và hiện họ đã có gần 10.000 phòng tập trên khắp thế giới. Doanh thu của toàn bộ các phòng tập đó là 1 tỷ USD trong năm 2010.



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Vnexpress/CNBC)

Ý tưởng kinh doanh trị giá hàng trăm triệu đô

Nhiều doanh nhân khởi nghiệp từ ý tưởng vô cùng đơn giản nhưng lại biết cách biến chúng thành công cụ mang lại lợi nhuận lên đến hàng trăm triệu USD.

Dưới đây là 10 ý tưởng tiêu biểu của các doanh nhân Mỹ.

1. Sara Blakely và Spanx

Doanh thu năm 2008: 350 triệu USD
Sara và các sản phẩm của mình, Spanx.
Một buổi tối, Sara nghĩ ra cách cắt bỏ phần chân chiếc quần tất của mình, và thế là ý tưởng về Spanx ra đời. Với 5.000 USD tiền tiết kiệm, cô đã nghiên cứu và phác thảo ra ý tưởng về những chiếc quần tất không chân, rồi lái xe đến Bắc Carolina, năn nỉ các chủ xưởng làm cho mình. Hầu hết mọi người đều nói rằng cô sẽ chẳng bán được chiếc nào cả, nhưng rồi cũng có một người đồng ý giúp cô hiện thực hóa ý tưởng “điên rồ” này.
Công việc kinh doanh thật sự rất thuận lợi, năm 2000, Sara đã bán được hơn 50.000 chiếc quần chỉ trong vòng 3 tháng. Sau đó, cô cho ra đời thương hiệu Spanx và mở rộng ra các mặt hàng đồ lót, đồ tắm và thời trang cho người năng động.

2. Brian Scudamore và 1-800-GOT-JUNK

Doanh thu năm 2008: hơn 100 triệu USD
Ảnh
Brian Scudamore và 1-800-GOT-JUNK
Năm 1989, khi đang xếp hàng trước cửa hiệu McDonald’s, Brian nhìn thấy một chiếc xe bán tải chạy ngang qua. Và thế là anh đã nảy ra ý tưởng mua một chiếc xe bán tải cũ với giá 700 USD và lập ra The Rubbish Boys. Anh bắt đầu thu gom rác thải trong các giờ nghỉ giải lao ở trường Đại học Bristish Columbia.
Năm 1993, Brian nghỉ học để tập trung cho công ty. Năm 1998, anh đổi tên công ty thành 1-800-GOT-JUNK. Một năm sau đó, công ty nhượng quyền đầu tiên của anh xuất hiện ở Canada. Năm 2008, công ty đạt doanh thu hơn 100 triệu USD.

3. Jennifer Telfer và Pillow Pets

Doanh thu năm 2010: 300 triệu USD
Ảnh
Một nhân vật của Jennifer Telfer

Ý tưởng về gối thú bông đến với Jennifer khi cô trông thấy cậu con trai của mình dùng thú nhồi bông thay cho gối ngủ. Vì thế, cô đã làm ra những con thú nhồi bông có thể tháo ra để làm gối. Năm 2003, Jennifer và chồng đã lập ra công ty CJ Products chuyên sản xuất loại thú bông đặc biệt này. Công việc kinh doanh hết sức thuận lợi, sản phẩm của cô thường xuyên cháy hàng và đến năm 2010, doanh thu của CJ Products đã là 300 triệu USD.

4. Bert Jacobs - John Jacobs và Life is good

Doanh thu năm 2010: 100 triệu USD
Ảnh
Nhãn hiệu Life is good của Bert Jacobs - John Jacobs
Bert và John Jacobs đã thiết kế chiếc T-shirt đầu tiên của mình vào năm 1989 và bán chúng trên các đường phố của Boston và tại các trường cao đẳng dọc theo bờ biển Đông. Chỉ trong vòng năm năm, họ đã thành công rực rỡ.
Sau đó, vào năm 1994, họ nảy ra ý tưởng sử dụng thiết kế của một nhân vật phim hoạt hình tên Jake với câu khẩu hiệu "Cuộc sống tốt đẹp". Mọi người rất thích thú với các câu khẩu hiệu đơn giản mà lạc quan in trên những chiếc áo này, và do vậy áo của họ bán rất chạy trên đường phố và nhanh chóng được các nhà bán lẻ để ý đến. Hiện Bert và John đã nhanh chóng mở rộng sản phẩm của mình sang cả khăn tắm, cốc cà phê và cả dây cổ cho chó nữa.

5. Jim Koch và Boston Beer Company

Doanh thu quý I/2011: 102,2 triệu USD
Ảnh
Jim Koch và nhãn hiệu bia
Kinh doanh bia đã ngấm vào trong máu của Jim Koch vì cha ông là thế hệ sản xuất thứ năm trong gia đình. Ông đã thành lập công công ty bia Samuel Adams Boston Beer Lager và hiện nay, đây là công ty làm bia thủ công lớn nhất với hơn 30 phong cách khác nhau. Họ vẫn sử dụng tất cả phương pháp sản xuất truyền thống với các thành phần tự nhiên mà Koch đã phải đi khắp thế giới để tận tay lựa chọn. Công ty cũng đã giành được nhiều giải thưởng trong cuộc thi nếm bia trên thế giới.

6. Steve Ells và Chipotle

Doanh thu quý I năm 2011: 509,4 triệu USD
Ảnh
Steve Ells và sản phẩm của mình
Đang làm đầu bếp tại San Francisco, Steve Ells quyết định mở nhà hàng riêng của mình. Anh tìm thấy cảm hứng tại một hàng bánh taco mà mình thường xuyên lui tới trong thành phố và quyết định mở một cửa hàng bán đồ ăn nhanh thật khác biệt.
Ells muốn có một nơi mà khách hàng có thể ăn thức ăn được làm từ các thành phần tốt nhất, một cách nhanh chóng với chi phí thấp. Sau khi vay tiền của cha mẹ, anh mở cửa hàng Chipotle đầu tiên của mình tại Denver vào năm 1993 và hiện chuỗi cửa hàng của anh đã lên đến con số hơn 1.000.

7. Adam Lowry - Eric Ryan và Method

Doanh thu năm 2010: 100 triệu USD
Ảnh
Hãng sản phẩm lau rửa Method
Ý tưởng cho dịch vụ dọn dẹp nhà cửa thân thiện với môi trường đến với Adam Lowry và Eric Ryan khi họ thấy sau mỗi buổi tiệc, những sản phẩm để vệ sinh nhà cửa luôn khiến họ bị ho. Họ tự hỏi liệu các sản phẩm đang sử dụng có bẩn hơn đống lộn xộn mà họ đang cố gắng dọn dẹp hay không.
Vào thời điểm đó, có rất ít các sản phẩm làm vệ sinh là không chứa hóa chất mạnh. Vì vậy, Lowry và Ryan đã cùng nhau nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm thân thiện với môi trường vào năm 2000. Mười năm sau, sản phẩm của họ có mặt trên hầu hết các kệ hàng trên toàn quốc và công ty có tổng doanh thu năm 2010 là 100 triệu USD.

8. Roxanne Quimby - Burt Shavitz và Burt’s Bees

Doanh thu năm 2007: 250 triệu USD
Ảnh
Một số sản phẩm sáp ong
Burt Shavitz và Roxanne Quimby gặp nhau vào năm 1984. Họ đã cùng nhau hợp tác để làm ra nến từ sáp ong, rồi sau đó đem bán tại hội chợ thủ công và mở rộng nhanh chóng ra các cửa hàng trong thành phố.
Nhưng bước ngoặt thực sự là khi Quimby tìm thấy một cuốn sách cổ từ thế kỷ thứ 19 có ghi lại công thức tự làm ra các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Thế là họ bắt tay ngay vào việc nấu xà phòng và nước hoa tự nhiên trên bếp gas. Nhưng sản phẩm bán chạy nhất của họ lại là son dưỡng môi - được tung ra vào năm 1991. Burt’s Bees hiện sở hữu hơn 100 sản phẩm chăm sóc da và tóc.

9. Jim McCann và 1-800-FLOWERS.COM

Doanh thu năm 2010: 668 triệu USD
Ảnh
Jim McCann và 1-800-FLOWERS.COM

Năm 1976, Jim McCann đã bỏ công việc là một bartender và nhà hoạt động xã hội để mua một cửa hàng hoa với giá 10.000 USD. Ông đã mở tổng cộng 13 cửa hàng cung cấp hoa trong khu vực New York, nhưng công việc kinh doanh chỉ thực sự bùng nổ khi ông quyết định mua lại cái tên 1-800-FLOWERS từ một người khác vào năm 1986.
Jim McCann là người đầu tiên đưa số điện thoại vào trong tên của công ty và cũng nắm bắt cơ hội kinh doanh trực tuyến rất nhanh khi cho ra đời website 1-800-Flowers.com vào năm 1991. Năm 1999, 1-800-FLOWERS tổ chức IPO và công ty cũng đã mở rộng kinh doanh bằng cách mua lại các công ty như The Popcorn Factory và Fannie May.

10. Gary and Diane Heavin và Curves

Doanh thu năm 2010: 1 tỷ USD
Ảnh
Gary and Diane Heavin và Curves
Gary và Diane Heavin mở phòng tập Curves đầu tiên vào năm 1992 để nhắm vào các phụ nữ không đến được các phòng tập thể dục truyền thống. Ý tưởng của họ là tạo ra một nơi làm cho phụ nữ cảm thấy thật thoải mái. Họ tập trung vào những phụ nữ bận rộn có quỹ thời gian hạn hẹp với các lớp tập thể dục 30 phút.
Câu lạc bộ thể dục của họ trở nên nổi tiếng một cách nhanh chóng và việc kinh doanh được mở rộng với tốc độ chóng mặt. Curves bắt đầu nhượng quyền vài năm sau đó và hiện họ đã có gần 10.000 phòng tập trên khắp thế giới. Doanh thu của toàn bộ các phòng tập đó là 1 tỷ USD trong năm 2010.



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Vnexpress/CNBC)

Trùm tài chính George Soros sắp 'về hưu'

Tỷ phú George Soros đang lên kế hoạch dần trả lại 1 tỷ USD của các nhà đầu tư bên ngoài và chỉ tập trung quản lý vốn của chính mình cũng như gia đình.



Theo đạo luật Dodd-Frank, các quỹ đầu tư hoạt động tại Mỹ buộc phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán,
cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về phương thức thu lời của các hạng mục đầu tư. Nhưng đối với các quỹ đầu tư gia đình, luật mới này sẽ nhẹ tay hơn.
Đây là lý do khiến Soros phải tái cơ cấu quỹ Soros Fund Management, từng làm nên tên tuổi của ông với những thương vụ mang lại lợi nhuận hàng tỷ đôla. Sau khi trả lại 1 tỷ USD cho các nhà đầu tư, Soros Fund Management sẽ chỉ tập trung quản lý vốn cho Soros và chính gia đình.
Soros sẽ kết thúc sự nghiệp làm giám đốc quỹ đầu tư suốt 40 năm qua của mình. Tổng danh mục đầu tư ông đang quản lý hiện có giá trị 25 tỷ USD. Keith Anderson, người đã giữ chức giám đốc đầu tư của quỹ Soros kể từ năm 2008, cũng sẽ rời khỏi công ty.
Kể từ khi thành lập quỹ Quantum Fund gần 40 năm trước, Soros – người Mỹ gốc Hungary – đã làm nên những kỷ lục đáng khâm phục trong nghành công nghiệp tài chính, với lợi nhuận 20% mỗi năm. Nhưng gần đây, những biến động trên thị trường đã khiến quỹ này thiệt hại 6% chỉ trong nửa đầu năm 2011, còn trong năm ngoái lợi nhuận chỉ là 2,5%.
Kể từ khi Soros tái cơ cấu quỹ Quantum năm 2000 sau thời gian thua lỗ trầm trọng, công ty này đã hoạt động hiệu quả với tư cách là một quỹ đầu tư gia đình, với những khoản miễn thuế.
Nhưng giờ đây, những ưu đãi đó đã không còn, điều khôn ngoan là trả lại tiền cho các nhà đầu tư bên ngoài, thay vì trải qua quá trình đăng ký tốn kém và tốn thời gian, những người đã quen với lối suy nghĩ của Soros nhận định.
“Theo luật mới, chúng ta sẽ không thể quản lý tài sản cho bất kỳ ai khác nữa ngoài những khách hàng gia đình”, hai con trai của Soros, Jonathan và Robert Soros cho biết.
Sự chú trọng đặc biệt vào các hoạt động từ thiện cũng có thể là một trong những lý do cho quyết định của Soros. Năm ngoái, trong một bài phỏng vấn, Soros cho biết: “Đến nay, tôi đã cho đi một nửa tài sản của mình một cách hiệu quả và nửa còn lại tôi sẽ cho đi khi tôi chết”.


SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Vnexpress)

Trùm tài chính George Soros sắp 'về hưu'

Tỷ phú George Soros đang lên kế hoạch dần trả lại 1 tỷ USD của các nhà đầu tư bên ngoài và chỉ tập trung quản lý vốn của chính mình cũng như gia đình.



Theo đạo luật Dodd-Frank, các quỹ đầu tư hoạt động tại Mỹ buộc phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán,
cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về phương thức thu lời của các hạng mục đầu tư. Nhưng đối với các quỹ đầu tư gia đình, luật mới này sẽ nhẹ tay hơn.
Đây là lý do khiến Soros phải tái cơ cấu quỹ Soros Fund Management, từng làm nên tên tuổi của ông với những thương vụ mang lại lợi nhuận hàng tỷ đôla. Sau khi trả lại 1 tỷ USD cho các nhà đầu tư, Soros Fund Management sẽ chỉ tập trung quản lý vốn cho Soros và chính gia đình.
Soros sẽ kết thúc sự nghiệp làm giám đốc quỹ đầu tư suốt 40 năm qua của mình. Tổng danh mục đầu tư ông đang quản lý hiện có giá trị 25 tỷ USD. Keith Anderson, người đã giữ chức giám đốc đầu tư của quỹ Soros kể từ năm 2008, cũng sẽ rời khỏi công ty.
Kể từ khi thành lập quỹ Quantum Fund gần 40 năm trước, Soros – người Mỹ gốc Hungary – đã làm nên những kỷ lục đáng khâm phục trong nghành công nghiệp tài chính, với lợi nhuận 20% mỗi năm. Nhưng gần đây, những biến động trên thị trường đã khiến quỹ này thiệt hại 6% chỉ trong nửa đầu năm 2011, còn trong năm ngoái lợi nhuận chỉ là 2,5%.
Kể từ khi Soros tái cơ cấu quỹ Quantum năm 2000 sau thời gian thua lỗ trầm trọng, công ty này đã hoạt động hiệu quả với tư cách là một quỹ đầu tư gia đình, với những khoản miễn thuế.
Nhưng giờ đây, những ưu đãi đó đã không còn, điều khôn ngoan là trả lại tiền cho các nhà đầu tư bên ngoài, thay vì trải qua quá trình đăng ký tốn kém và tốn thời gian, những người đã quen với lối suy nghĩ của Soros nhận định.
“Theo luật mới, chúng ta sẽ không thể quản lý tài sản cho bất kỳ ai khác nữa ngoài những khách hàng gia đình”, hai con trai của Soros, Jonathan và Robert Soros cho biết.
Sự chú trọng đặc biệt vào các hoạt động từ thiện cũng có thể là một trong những lý do cho quyết định của Soros. Năm ngoái, trong một bài phỏng vấn, Soros cho biết: “Đến nay, tôi đã cho đi một nửa tài sản của mình một cách hiệu quả và nửa còn lại tôi sẽ cho đi khi tôi chết”.


SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Vnexpress)

5 nguyên tắc đặt tên cho doanh nghiệp

Một cái tên phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp và có vẻ sắc sảo tất nhiên có sức thu hút đối với khách hàng. Nếu đã lỡ chọn cái tên rất mờ nhạt, tối nghĩa và thiếu khả năng khơi nguồn cảm hứng cho khách hàng thì doanh nghiệp vẫn có thể đổi tên như một số doanh nghiệp từng làm điều này thành công, chẳng hạn Xerox từng có tên là The Halloid Company, tên ban đầu của Nissan là Datsun... Theo các chuyên gia, doanh nghiệp có thể tuân theo những nguyên tắc dưới đây để tạo ra những cái tên ấn tượng.

1. Dễ nhớ
Những công ty lớn luôn có những cái tên có khả năng tạo ra “chất keo” trong tâm trí của người tiêu dùng. Trong quá trình tìm tòi sáng tạo để đặt tên cho doanh nghiệp, nên để ra một khoảng thời gian dài, ít nhất là một tuần, kể từ khi bắt đầu hội ý đến khi ra quyết định để cân nhắc kỹ các lựa chọn.
Ngay cả khi doanh nghiệp cảm thấy đã chọn ra được vài ba cái tên tốt thì vẫn nên tiếp tục hội ý. Tên tốt nhất là tên có thể được bật ra ngay trong đầu của mọi người mà không cần phải xem lại danh sách tên đã được chọn.

2. Ngắn gọn nhưng súc tích
Những cái tên như Nike, Apple, Facebook, Twitter, DreamWorks, Pixar và eBay có những đặc điểm gì chung? Trước hết, đó đều là những công ty thành công. Nhưng còn một điểm chung khác là tên gọi của những công ty này chỉ có hai âm tiết.
Nghiên cứu cho thấy những gì ngắn gọn thì luôn tạo ra khả năng nhớ lâu. Do đó, doanh nghiệp nên chọn những cái tên ngắn, mạnh mẽ, dễ nhớ.

3. Phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp
Nên cân nhắc đến hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ đặc thù mà doanh nghiệp đang cung cấp khi đặt tên. Trường hợp của Marc Andreessen, đồng sáng lập của Netscape (công ty có tên gọi ban đầu là Mosaic), từng làm việc trong một dự án phát triển phần mềm mã nguồn mở là một ví dụ.
Trong cuốn sách Marc Andreessen: Web Warrior (Marc Andreessen: Người chinh phục web), tác giả Daniel Ehrenhaft kể lại rằng Andreessen rất hài lòng với tên gọi Mosaic, nhưng phần mềm này vẫn chưa thể chạy nhanh và an toàn như mong đợi
của anh.
Do đó, Andreessen đã quyết định viết lại chương trình và tạo ra phiên bản Godzilla thay thế cho các phần mềm internet trước đây của mình. Năm 2002, anh lại giới thiệu ra thị trường phiên bản Mosaic Godzilla, viết tắt thành Mozilla và đã làm thay đổi hoàn toàn thế giới internet.
Firefox - trình duyệt web hàng đầu của Mozilla hiện đang được xem là một trong những trình duyệt web được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.

4. Gắn liền với một câu chuyện
Một số tên gọi công ty thường sáo rỗng và không tạo ra một nguồn cảm hứng nào cho khách hàng. Vào ngày lễ Tạ ơn năm 1904, Công ty Holt đã chụp những bức ảnh về chiếc máy kéo ủi đất chạy bằng động cơ hơi nước mới nhất của mình.
Trong tiểu sử của nhà sáng lập Công ty Benjamin Holt có đoạn kể rằng một nhiếp ảnh gia đã miêu tả “chiếc máy kéo này di chuyển như một con sâu bướm (carterpillar)”.
Khi nghe những lời nhận xét ví von như vậy, Holt đã bật ra tên gọi cho chiếc máy kéo ủi đất: “Caterpillar. Đó là tên cho chiếc máy kéo này!”. Đến năm 1910, Holt chính thức đăng ký nhãn hiệu Caterpillar cho công ty sản xuất thiết bị xây dựng của mình.

5. Sáng tạo ra một ngôn ngữ mới
Tạo ra một từ mới không phải là giải pháp cuối cùng, mà nên là lựa chọn đầu tiên khi doanh nghiệp xem xét đặt tên công ty. Hai nhà sáng lập của Google đã không đi tìm tên công ty của họ từ bất cứ một cuốn sách hay nguồn tài liệu nào vì trước đó những cái tên này chưa hề tồn tại.
Doanh nghiệp nên suy nghĩ một cách sáng tạo như kết hợp hai từ hoặc hai khái niệm lại với nhau hoặc cải biên một từ có sẵn để tạo ra một từ mới. Khách hàng sẽ luôn đánh giá cao những nhãn hiệu của những công ty độc lập, dám chấp nhận rủi ro để tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh


SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo DNSG)

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best WordPress Web Hosting